(vhds.baothanhhoa.vn) - Hình ảnh các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số lên lớp trong trang phục truyền thống thật đẹp và ý nghĩa. Được mặc lên mình trang phục truyền thống của dân tộc góp phần bồi đắp cho các em lòng tự hào, tự tôn dân tộc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc trong trường học

Hình ảnh các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số lên lớp trong trang phục truyền thống thật đẹp và ý nghĩa. Được mặc lên mình trang phục truyền thống của dân tộc góp phần bồi đắp cho các em lòng tự hào, tự tôn dân tộc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc trong trường học

Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn có nhiệm vụ bồi dưỡng dự bị đại học cho học sinh người DTTS trong cả nước, bồi dưỡng văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Năm học 2020 - 2021, nhà trường thực hiện công tác tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ GD&ĐT giao 590 học sinh. Hiện nay, nhà trường có các em học sinh, sinh viên của 14 dân tộc thiểu số trên cả nước theo học. Thanh Hóa có 187 học sinh vùng đồng bào DTTS đang học tập tại đây. Mỗi em khi đến học tập tại trường đều tự hào đem theo bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Đó là cách mà nhà trường góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc trong mỗi em học sinh vùng đồng bào DTTS theo học tại đây.

Nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc trong trường học

Em Hơ Văn Chứ, dân tộc Mông, bản Cá Tớp, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát đang theo học lớp K18C3, Trường Dự bị Đại học (DBĐH) Dân tộc Sầm Sơn. Năm học này, huyện Mường Lát có 14 em đang theo học tại nhà trường. Hành trang mà em đem theo không chỉ có sách vở, đồ dùng cá nhân mà tự hào nhất em đem theo bộ trang phục của dân tộc Mông xuống thành phố biển xinh đẹp học tập.

Nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc trong trường học

Em Bùi Thị Ngọc Lan, dân tộc Mường, xã Hà Long, huyện Hà Trung, hiện đang học lớp K18C5, Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn. Ngọc Lan cho biết: Ngoài được bồi dưỡng, trang bị những kiến thức văn hóa, các em được các thầy cô thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa hay lồng ghép giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc trong các môn học. Qua đó giúp các em thêm yêu, hiểu hơn về bản sắc văn hóa dân tộc mình, nhất là thông qua trang phục truyền thống mà các em đang mặc.

Nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc trong trường học

Cô Trịnh Thị Hoa – Phó Hiệu trưởng Trường DBĐH Dân tộc Sầm Sơn cho biết: Để các em thêm hiểu về truyền thống của dân tộc mình, nhà trường đã xây dựng và tổ chức nhiều các hoạt động giáo dục như quy định về mặc trang phục dân tộc vào ngày thứ 2 đầu tuần, các ngày lễ lớn trong năm, vào ngày diễn ra các sự kiện quan trọng của nhà trường, tổ chức các hoạt động ngoại khóa… Qua đó, không chỉ giúp các em biết trân quý những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên lòng tự hào, tự tôn dân tộc, để các em biết sống gắn bó và trách nhiệm với quê hương; mà còn tái tạo nên một không gian văn hoá dân tộc thiểu số trong môi trường học đường, khiến học sinh như tìm thấy “dấu ấn” của dân tộc mình, cảm nhận tâm hồn mình vẫn đang được bao bọc, nuôi dưỡng bởi suối nguồn văn hoá tươi đẹp.

Nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc trong trường học

Bằng việc giáo dục văn hóa, giáo dục kỹ năng sống kết hợp với việc đưa những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc vào trong tiết học, từng hoạt động, các trường học hiện nay đã góp phần nâng cao ý thức cho học sinh trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, tạo được không khí thoải mái cho học sinh khi tham gia học tập, góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Nét đẹp trang phục truyền thống dân tộc trong trường học

Tuy nhiên, hiện nay tại Thanh Hóa mới chỉ có các em học sinh các trường THCS,THPT Dân tộc nội trú thực hiện quy định mặc trang phục dân tộc đến trường.Giáo dục ý thức bảo tồn về trang phục truyền thống cho học sinh vùng DTTS trong các trường học là một việc làm có ý nghĩa và cần được tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau. Mỗi hình thức đều có những ưu thế và khó khăn riêng đòi hỏi các nhà trường ở mỗi địa phương phải vận dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm và điều kiện cụ thể.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]