(vhds.baothanhhoa.vn) - Với sự hỗ trợ của các nền tảng số, việc dạy và học đã phát huy được vai trò sáng tạo của các chủ thể giáo dục, dần tiệm cận tới mục tiêu giáo dục chủ động, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Thúc đẩy, phát triển khoa học công nghệ vào dạy và học, phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa cuối tuần đã có cuộc trao đổi với các ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa; Nguyễn Quang Nam, Phó hiệu trưởng Trường THPT Hoằng Hóa 4 và Lê Minh Hải, giáo viên dạy môn Sinh học, Trường THPT Hàm Rồng.

Phát triển khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng dạy và học

Với sự hỗ trợ của các nền tảng số, việc dạy và học đã phát huy được vai trò sáng tạo của các chủ thể giáo dục, dần tiệm cận tới mục tiêu giáo dục chủ động, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Thúc đẩy, phát triển khoa học công nghệ vào dạy và học, phóng viên (PV) Báo Thanh Hóa cuối tuần đã có cuộc trao đổi với các ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa; Nguyễn Quang Nam, Phó hiệu trưởng Trường THPT Hoằng Hóa 4 và Lê Minh Hải, giáo viên dạy môn Sinh học, Trường THPT Hàm Rồng.

Ông Tạ Hồng Lựu: Giáo dục Thanh Hóa chuyển mình mạnh mẽ trong thời đại công nghệ số

Phát triển khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng dạy và học

PV: Thưa ông, việc ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ đã và đang được triển khai như thế nào trong ngành giáo dục Thanh Hóa?

Ông Tạ Hồng Lựu: Thúc đẩy ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục, Sở GD&ĐT đã tham mưu dự thảo “Kế hoạch xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục đáp ứng điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và triển khai các nền tảng, ứng dụng, học liệu dùng chung trong toàn ngành giáo dục” cho UBND tỉnh. Mục tiêu đến năm 2025 hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số tại các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục, đổi mới phương thức tổ chức giáo dục, đưa việc dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với học sinh và giáo viên. Bên cạnh đó, sở đã xây dựng chuyên mục chuyển đổi số trên cổng thông tin điện tử (https://thanhhoa.edu.vn) nhằm tuyên truyền, phổ biến, cung cấp các tin tức, văn bản triển khai, các yêu cầu về năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số đối với cán bộ, giáo viên trong toàn ngành.

Mục tiêu, đến năm 2030 đưa tất cả thành tố của hệ thống giáo dục vào môi trường số, hoàn thiện nền tảng dạy và học trực tuyến tích hợp khoa học dữ liệu số hỗ trợ 100% người học và nhà giáo tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục trực tuyến. 100% nguồn lực giáo dục, chương trình giáo dục và đối tượng giáo dục trong hệ thống giáo dục được quản lý trên môi trường số, kết nối thông suốt toàn ngành và liên thông với các cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia.

PV: Cụ thể, khoa học công nghệ đã đổi mới như thế nào về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tại các trường?

Ông Tạ Hồng Lựu: Nhiều trường học đã xây dựng các video bài giảng trực tuyến vào kho dữ liệu dùng chung toàn ngành phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đảm bảo duy trì hoạt động dạy học ở các cơ sở giáo dục phổ thông trong điều kiện dịch COVID-19 diễn ra phức tạp, nâng cao chất lượng giáo dục. Hình thành khoa học dữ liệu số trên cơ sở các video bài giảng trực tuyến do các cơ sở giáo dục xây dựng và được Sở GD&ĐT thẩm định, cụ thể đã có 2.110 video bài giảng bậc tiểu học, 2.990 video bậc trung học, cung cấp tới toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh trên địa bàn tỉnh khai thác sử dụng rộng rãi.

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức dạy học chủ động, linh hoạt qua hình thức dạy học trực tiếp, trực tuyến hoặc trên truyền hình. Đặc biệt, điều này được thể hiện rõ trong 2 năm dịch bệnh bùng phát.

Ông Nguyễn Quang Nam: Không tạo áp lực mà kích thích đam mê

Phát triển khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng dạy và học

PV: Để thầy, cô và học sinh được tiếp cận nhiều hơn với khoa học công nghệ hiện đại trong giáo dục, nhà trường đã có những giải pháp gì trong thời gian qua, thưa ông?

Ông Nguyễn Quang Nam: Nâng cao chất lượng dạy và học nhà trường từng bước “hiện đại hóa” với phòng học thông minh, trang bị tivi màn hình lớn kết nối máy tính, internet nhằm phát huy tối đa sự sáng tạo trong mỗi giờ dạy chính khóa của giáo viên. Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động có định hướng số, khoa học công nghệ, chú trọng thu hút giáo viên trẻ tham gia tạo động lực ở các tổ chuyên môn. Tuyên truyền, khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi khoa học - kỹ thuật nhất là ở lĩnh vực công nghệ số.

Khơi dậy tinh thần đam mê, sáng tạo khoa học công nghệ trong giáo viên và học sinh, nhà trường luôn tạo điều kiện về thời gian, công việc để giáo viên chuyên tâm nghiên cứu, hoàn thiện bài học số trên không gian mạng. Đối với những học sinh có ý tưởng hay, ban giám hiệu trường gặp gỡ, động viên tinh thần và hỗ trợ nguồn lực để nhóm thực hiện nghiên cứu, xây dựng mô hình. Đặc biệt, với những giáo viên, học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi, nhà trường sẽ tổ chức lễ “Vinh danh trước cờ” trước sự chứng kiến của toàn thể giáo viên, học sinh. Việc làm ý nghĩa này không những để lại ấn tượng sâu sắc, là động lực để giáo viên và học sinh tiếp tục phấn đấu, cống hiến mà còn khích lệ tinh thần, ý chí vươn lên của mỗi người.

Bên cạnh đó, mỗi năm nhà trường đều tổ chức gặp gỡ đầu năm học với các cựu học sinh, để các em có thể gợi ý cách lựa chọn đề tài khoa học phù hợp, hoặc trợ giúp cho các em lớp dưới trong quá trình hoàn thiện dự án.

Ông Lê Minh Hải: Trao quyền “tự chủ” cho học sinh

Phát triển khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng dạy và học

PV: Thưa ông, điều cần thiết nhất để mỗi học sinh phát huy được tinh thần sáng tạo khoa học công nghệ là gì?

Ông Lê Minh Hải: Kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy cho thấy việc giáo viên giao quyền “tự chủ” sẽ giúp các em phát huy cao khả năng sáng tạo trong học tập và nghiên cứu. Theo đó, giáo viên chỉ gợi ý xu hướng, lĩnh vực, giúp các em hiểu rằng khoa học công nghệ không phải chỉ là những phát minh vĩ đại thay đổi thế giới, mà đơn giản là những cải tiến, mô hình giải quyết những vấn đề nhỏ trong cuộc sống ở tất cả các lĩnh vực như sản xuất, môi trường, giáo dục, y tế... Từ đó các em đề xuất ý tưởng và cách thức thực hiện. Thầy, cô giáo làm nhiệm vụ hỗ trợ, chỉ ra hướng đi đúng, đồng thời giúp các em kết nối với các bên liên quan để hoàn thiện dự án. Như vậy, thầy, cô giáo chính là những cộng tác viên đắc lực, là con đường cơ bản, chắc chắn nhất cho học sinh được tự do sáng tạo.

Việc làm những giáo án, bài giảng số không đơn giản nhưng để tạo môi trường học tập tốt nhất cho các em, các thầy, cô giáo phải hy sinh lợi ích cá nhân, thời gian để nghiên cứu, đầu tư những bài học số hiệu quả. Đó là tinh thần, trách nhiệm góp phần thực hiện nhanh công cuộc chuyển đổi số ngành giáo dục Thanh Hóa.

Tin liên quan:
  • Phát triển khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng dạy và học
    Những người thầy “công nghệ”: Thắp lửa và truyền cảm hứng

    Hiện tại, khoa học công nghệ là môn học quan trọng và được nhiều học sinh yêu mến. Phát huy hiệu quả môn học cũng như năng lực sáng tạo của học sinh, nhà trường cùng thầy, cô giáo không ngừng đổi mới, nâng cao trình độ chuyên môn nhất là kiến thức về khoa học công nghệ để những giờ lên lớp của học sinh được diễn ra trong môi trường số hiện đại.

Vân Anh (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]