(vhds.baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu sắp xếp, tinh gọn lại hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh quản lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực theo tinh thần Nghị quyết số 19 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Thanh Hóa sẽ có 7 trường nằm trong diện sắp xếp (5 trường sáp nhập, 1 trường giải thể và 1 trường thực hiện chuyển giao). Trường Trung cấp nghề Xây dựng và Trường Cao đẳng NN&PTNT nằm trong số 5 trường phải sáp nhập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Nỗi niềm người trong cuộc

Với mục tiêu sắp xếp, tinh gọn lại hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc tỉnh quản lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực theo tinh thần Nghị quyết số 19 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Thanh Hóa sẽ có 7 trường nằm trong diện sắp xếp (5 trường sáp nhập, 1 trường giải thể và 1 trường thực hiện chuyển giao). Trường Trung cấp nghề Xây dựng và Trường Cao đẳng NN&PTNT nằm trong số 5 trường phải sáp nhập.

Trường Trung cấp nghề Xây dựng Thanh Hóa nằm trong danh sách các trường phải sáp nhập.

Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Xây dựng Thanh Hóa - thầy Nguyễn Khánh Tùng cho biết: Dù mỗi năm công tác tuyển sinh, đào tạo của trường chỉđạt 83,54% so với quy mô được cấp phép, song chất lượng đào tạo của nhà trường không ngừng được nâng lên. Đến nay, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ra trường và tìm được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo đạt trên 90%. Cũng theo thầy Tùng, công tác tuyển sinh của nhà trường không đạt được chỉ tiêu là do tâm lý chung của người học muốn học đại học để sau này ra trường làm những công việc nhẹ nhàng mà lương lại cao, không muốn vào học tại các trường nghề, nhất là nghề đó là nghề xây dựng. Bởi theo họ, nếu học trung cấp nghề xây dựng, vừa mất 2 năm học nghề không kiếm được tiền lại mất thêm khoản học phí. Để rồi, tốt nghiệp ra trường họ cũng chỉ là một người lao động chân tay làm công việc nặng nhọc, vất vả, đồng lương không cao. Trong khi đó, cũng làm nghề xây dựng, có thểkhông cần phải qua trường lớp, chỉ cần đi theo một nhóm thợhọc hỏi từ họ cũng biết làm và cho thu nhập ngay. Chính vì tâm lý chung của người học cũng như đặc trưng của nghề nên dù đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyển sinh và không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo,mỗi năm nhà trường cũng chỉ tuyển sinh được 343 em.

Công tác tuyển sinh của trường không đạt được chỉ tiêu do một số ngành, nghề được cấp phép nhưng tuyển sinh đạt tỷ lệ rất thấp, thậm chí không tuyển sinh được như nghề làm cốt pha - giàn giáo, cấp thoát nước và bê tông. Vì vậy,trường nằm trong danh sách trường phải sáp nhập.Việc sáp nhập Trường Trung cấp nghề Xây dựng vào Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, theo thầy Tùng, nhà trường cũng không băn khoăn, lo lắng gì vì theotinh thần nội dung đề án những trường thuộc diện phải sáp nhập đều sáp nhập nguyên trạng về thiết bị đào tạo, cán bộ, giáo viên, người lao động, các tổ chức chính trị - xã hội học sinh, sinh viên theo hướng các ngành, nghề của trường bị sáp nhập trùng với trường được sáp nhập. Điều đó cũng đồng nghĩa trường không bị xáo trộn, hay thay đổi về cơ sở vật chất cũng như con người. Tuy nhiên, thầy Tùng cũng mong muốn sau khi trường sáp nhập về Trường Cao đẳng nghề Thanh Hóa, cùng với việc nỗ lực cố gắng của đội ngũ thầy cô trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, tỉnh cần quan tâm, đầu tư thêm trang thiết bị đảm bảo việc dạy và học được tốt hơn trong thời đại công nghệ 4.0.

Trường Cao đẳng nghề NN&PTNT Thanh Hóa là trường chuyên đào tạo các nghề thủy sản, thủy lợi nội địa cho lao động nông nghiệp nông thôn. Tuy trở thành trường cao đẳng từ năm 2006, song mỗi năm, trường cũng chỉ tuyển sinh đào tạo, trên dưới 50 sinh viên cao đẳng, 300 trung cấpvà 1.000 lao động có trình độ sơ cấp nghề. Do chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm mới đạt được dưới 50% nên trường cũng nằm trong diện phải sáp nhập vào Trường Cao đẳng Nông - Lâm và trụ sở đặt tại trường này - xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn. Sau khi sáp nhập, trường sẽ có tên gọi mới là Trường Cao đẳng Nông nghiệp. Việc sáp nhập vào Trường Cao đẳng Nông - Lâm, theo thầy giáo Phạm Xuân Hiển - Hiệu trưởng nhà trường sẽ tác động và ảnh hưởng rất nhiều đến đội ngũ giáo viêncũng như nhu cầu của người học. Bởi theo thầy Hiển, sau khi sáp nhập, cán bộ giáo viên của trường hằng ngày sẽ phải đi quãng đường khá xa 30 - 40 km (tính từ trường cũ ở phường Quảng Hưng lên xã Dân Quyền). Trong khi đó, đa số giáo viên đang là giáo viên hợp đồng với mức lương mỗi tháng chỉ được vài triệu đồng. Với đồng lương ít ỏi, thêm vào đó, họ phải đi một khoảng cách khá xanên khi sáp nhập, sẽ có nhiều người trong số họ bỏ nghề để kiếm việc khác.Cũng theo thầy Hiển, khi nhà trường đã sáp nhập rồi, liệu những người cán bộ tiền nhiệm (vì lúc ấy ông cũng đã đến tuổi nghỉ chế độ) có còn tâm huyết cử giáo viên đến tận những địa bàn xa xôi thuộc các huyện Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thường Xuân... để truyền thụ kiến thức nuôi trồng thủy sản cho bà con theo cách “cầm tay chỉ việc” như cách nhà trường đã làm từ trước đến nay...?. Còn, nếu không duy trì được, bà con ở những khu vực có ao hồ, sông suối sẽ rất thiệt thòi. Bởi, người dân ở đây không muốn đi quãng đường xa hàng chục km để được nghe kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc thủy sản, mặc dù đó là kiến thức cần thiết liên quan đến cuộc sống, thu nhập của họ.

Không chỉ có thầy Tùng, hay thầy Hiển mà hầu hết cán bộ, giáo viên các trườngthuộc diện sắp xếp đều có chung tâm trạng khi trường mình thực hiện việc sáp nhập. Vì vậy, khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn lại hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệpcông lập thuộc tỉnh quản lý cần phải quan tâm, tháo gỡ những băn khoăn, vướng mắc cả nơi sáp nhập và nơi được sáp nhập. Có như vậy, việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để có được các trường nghề mạnh, có chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực theo tinh thần Nghị quyết số 19 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII mới trở thành hiện thực.

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]