(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị, đồ dùng dạy học được các cấp học đặc biệt quan tâm, đáp ứng nhu cầu học đi đôi với hành.

Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả trang thiết bị trường học

Trong những năm qua, việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị, đồ dùng dạy học được các cấp học đặc biệt quan tâm, đáp ứng nhu cầu học đi đôi với hành.

Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả trang thiết bị trường học

Song song với việc đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đóng vai trò quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Trong nền giáo dục hiện đại, việc “thiếu bóng” các trang thiết bị, đồ dùng dạy học ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Thực tế, việc quản lý thiết bị dạy học đặt ra cho các nhà trường biện pháp bảo quản hiệu quả và chất lượng các trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả trang thiết bị trường học

Do thiếu phòng học chức năng, một số trường phải tận dụng phòng học bộ môn để trưng dụng, cất giữ trang thiết bị.

Năm học 2002-2003 ngành GD&ĐT tiến hành đổi mới phương pháp dạy và học, yêu cầu giáo viên lên lớp phải sử dụng thiết bị dạy học, các trường phải có phòng thiết bị thực nghiệm, phòng học bộ môn. Do nhiều lý do, các trang thiết bị được cấp về các trường tỏ ra lúng túng trong khâu sắp xếp, đặc biệt là đồ dùng thí nghiệm hoặc bảo quản không tốt dẫn đến việc trang thiết bị, đồ dùng dạy học hư hỏng, xuống cấp.

Phần lớn các cơ sở giáo dục hiện nay đều có cán bộ quản lý thiết bị, có chuyên môn nghiệp vụ, nhưng thiếu kinh nghiệm trong cách bố trí, sắp xếp, vì thế việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trên lớp cũng gặp không ít trở ngại.

Cô Lê Thị Hồng Xoan, Hiệu trưởng Trường THCS Thiệu Chính (Thiệu Hóa) cho biết, nhà trường được công nhận chuẩn lại mức độ 1 năm 2018, hiện các phòng học chức năng có, nhưng thiếu về trang thiết bị.

Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả trang thiết bị trường học

Trang thiết bị, đồ dùng thí nghiệm thực hành được sắp xếp ngăn nắp, dễ tìm tại trường THPT Hàm Rồng (TP. Thanh Hóa).

Trước mắt, để tăng cường quản lý, bảo quản trang thiết bị dạy học, nhà trường vừa chỉ đạo, động viên giáo viên, học sinh nâng cao ý thức giữ gìn, giao trách nhiệm cho cán bộ quản lý thiết bị phải có hồ sơ, sổ sách, ghi chép định kỳ, rà soát, báo cáo thường xuyên việc mượn đồ dùng, trang thiết bị giáo viên để có biện pháp thay thế, sửa chữa các trang thiết bị xuống cấp, hư hỏng.

Do trang cấp từ lâu, một số trang thiết bị, đồ dùng dạy học tại Trường THPT Thọ Xuân 5 (Thọ Xuân) xuống cấp nghiêm trọng, do không có kinh phí mua sắm, nhà trường yêu cầu giáo viên khi sử dụng thiết bị dạy học phải ghi rõ tên thiết bị dạy học vào giáo án. Cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra việc ghi sổ nhật ký của nhân viên thiết bị thí nghiệm, sổ đăng ký mượn, sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên. Đồng thời, ban hành nội quy, quy chế về bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học, kịp thời xử lý giáo viên vi phạm quy chế không sử dụng trang thiết bị khi lên lớp hoặc làm mất, hư hỏng thiết bị dạy học.

Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả trang thiết bị trường học

Giáo viên trường THCS Thiệu Chính (Thiệu Hóa) kiểm tra máy tính trước khi lên lớp.

Thầy Thiều Ánh Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Hàm Rồng (TP. Thanh Hóa) chia sẻ: Đơn vị thường xuyên tổ chức kiểm tra, quản lý, bảo quản sử dụng các trang thiết bị thông qua các đợt kiểm tra chuyên đề, nâng cao ý thức giữ gìn, bảo quản để thiết bị sử dụng bền lâu.

Vừa qua nhà trường bổ sung gói thiết bị thí nghiệm thực hành để đáp ứng nhu cầu dạy học. Do kinh phí mua sắm lớn nên việc bảo quản, giữ gìn các trang thiết bị là điều cần thiết, đặc biệt đối với đồ dùng thí nghiệm, máy chiếu...

Chia sẻ về vấn đền này, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thiệu Hóa Hà Thị Thanh cho biết: Tùy vào tình hình thực tế của đơn vị, các nhà trường tự quản lý trang thiết bị dạy học. Trên cơ sở nhu cầu của các trường và nguồn kinh phí được cấp, phòng tiến hành kiểm tra, thẩm định tờ trình danh mục thiết bị mua sắm, tư vấn các đơn vị ưu tiên lụa chọn danh mục thiết bị cần thiết, tránh tình trạng lãng phí, sử dụng không hiệu quả hệ thống thiết bị dạy học.

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]