(vhds.baothanhhoa.vn) - Tự chủ đại học là xu thế tất yếu để phát triển giáo dục đại học (ĐH) hiện nay. Mục đích của chính sách tự chủ là để các trường ĐH sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực, phản ứng tốt trước tác động của thị trường luôn thay đổi và với những yêu cầu mới của xã hội. Tại Thanh Hóa, các trường ĐH cũng đang trong lộ trình tiến tới tự chủ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tự chủ đại học - con đường gần nhưng không dễ đi

Tự chủ đại học là xu thế tất yếu để phát triển giáo dục đại học (ĐH) hiện nay. Mục đích của chính sách tự chủ là để các trường ĐH sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực, phản ứng tốt trước tác động của thị trường luôn thay đổi và với những yêu cầu mới của xã hội. Tại Thanh Hóa, các trường ĐH cũng đang trong lộ trình tiến tới tự chủ.

Khung chương trình học của sinh viên sẽ có nhiều sự thay đổi.

Các trường ĐH đã có lộ trình tự chủ

Tiến sĩ Hoàng Nam - Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức cho biết: Tự chủ ĐH là yếu tố cơ bản trong quản trị ĐH hiện nay. Tự chủ cũng có thể được thể hiện ở hai cấp: cấp độ giữa trường ĐH với nhà nước và cấp độ giữa trường với các đơn vị trong trường. Trong đó, các thành tố trong tự chủ ĐH bao gồm: Tự chủ về tuyển sinh; Tự chủ về hoạt động học thuật và chương trình giáo dục, tiêu chuẩn của văn bằng, các vấn đề về đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng; Tự chủ về nghiên cứu khoa học; Tự chủ nguồn nhân lực; Tự chủ về tài chính, quản lý và sử dụng ngân sách, các nguồn tài chính của trường...

Hiện nay, Trường ĐH Hồng Đức đã tổ chức thực hiện một số nội dung trong kế hoạch thực hiện lộ trình tự chủ ĐH. Muốn tự chủ thì trước hết phải xây dựng được thương hiệu trong đào tạo và nghiên cứu khoa học thông qua việc khẳng định được chất lượng đào tạo, chuẩn bị các điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước xây dựng thương hiệu nhà trường để thu hút học viên. Từ kiểm định, hàng năm nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng để khắc phục những hạn chế, tồn tại. Nhà trường cũng đã xác định các ngành đào tạo trọng điểm trong giai đoạn tới đó là các ngành đào tạo sư phạm, CNTT, Kỹ thuật công trình xây dựng, Kinh tế quản trị kinh doanh, Nông lâm ngư nghiệp...

Đặc biệt, nhà trường đã xây dựng và triển khai 4 đề án đào tạo ĐH sư phạm chất lượng cao nhằm thu hút học sinh khá, giỏi vào học sư phạm để đào tạo nguồn giáo viên có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Thanh Hóa trong tương lai. Trường ĐH Hồng Đức cũng đã dừng không tuyển sinh một số ngành mà xã hội không có nhu cầu; Triển khai rà soát điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo, rà soát toàn diện về cả năng lực, trình độ và ngành đào tạo của đội ngũ giảng viên (GV) và rà soát lại tổ chức, bộ máy ở các đơn vị trực thuộc khoa làm cơ sở tái cơ cấu lại các bộ môn thuộc 3 khoa đào tạo, giảm 7 bộ môn. Thành lập 2 trung tâm trực thuộc trường không tăng biên chế (tự chủ 100%). Tăng cường công tác kiểm tra giám sát để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học... chuẩn bị để thực hiện lộ trình kế hoạch thực hiện tự chủ vào năm 2025, chuẩn bị các nội dung, điều kiện, để tiến tới thực hiện hoàn toàn lộ trình tự chủ.

Thực hiện tự chủ từng bước từ năm 2015 đến nay, trong giai đoạn 2016-2018, Trường ĐH VH,TT&DL Thanh Hóa đã tự chủ tài chính được 30-33% do nhà trường có hình thức đào tạo vừa học vừa làm.

PGS.TS Trần Văn Thức - Hiệu trưởng Trường ĐH VH,TT&DL Thanh Hóa cho biết: Nội dung tự chủ ĐH đã được Ban giám hiệu, Chủ tịch Hội đồng trường triển khai cụ thể trong từng năm học, từng học kỳ. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục thực hiện phương án tự chủ từng phần, mà cụ thể là tự chủ ở những khoa, ngành có khả năng thu hút sinh viên cao.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Là một trường ĐH lớn của tỉnh, Trường ĐH Hồng Đức hiện đang đào tạo hàng nghìn sinh viên, tuy nhiên một trong những khó khăn lớn nhất trên con đường tiến tới tự chủ của nhà trường là số lượng tuyển sinh không ổn định. Phải ổn định được quy mô thì mới ổn định được nguồn thu.

Tiến sĩ Hoàng Nam - Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức cho biết: Nhà trường có nhiều ngành đào tạo như: Nông lâm ngư nghiệp, Công nghệ thông tin... nhu cầu xã hội rất lớn, tuy nhiên, người học lại ít. Hay như việc thừa thiếu GV thời gian vừa qua cũng khiến cho người học có tâm lý lo ngại không mặn mà với ngành học sư phạm. Thời gian vừa qua, nhà trường được mời làm tuyển dụng cho một số địa phương và phát hiện ra rằng số hồ sơ dự tuyển chỉ bằng số lượng tuyển dụng.

Đối với lộ trình tự chủ, Tiến sĩ Hoàng Nam cũng đề nghị đối với lộ trình tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH, đề nghị HĐND tỉnh Thanh Hóa cần có những hướng dẫn cụ thể để các cơ sở giáo dục ĐH chủ động trong việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện từng bước tự chủ trong tuyển sinh, xây dựng mức thu học phí và các khoản thu cho các cơ sở giáo dục ĐH. Đề nghị nâng cao vai trò của Hội đồng trường, sớm đưa chức danh “Chủ tịch Hội đồng trường” là đối tượng thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý...

Xác định tự chủ là xu thế, tuy nhiên, PGS.TS Trần Văn Thức - Hiệu trưởng Trường ĐH VH,TT&DL Thanh Hóa bày tỏ: Thực hiện tự chủ thì các đơn vị quản lý hành chính càng ít can thiệp càng tốt. Ngoài ra, để thực hiện tự chủ, đối với các ngành nghề đào tạo, mỗi đơn vị nghiên cứu, để khai thác tốt các dịch vụ thuộc ngành, lĩnh vực của mình đào tạo nhằm đa dạng hóa nguồn thu, tuy nhiên, vấn đề này nhà trường còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế, chính sách chưa thực sự “cởi mở”...

Khó khăn còn nhiều, nhưng với quyết tâm chính trị cao nhất, lộ trình tự chủ ĐH sẽ không còn xa xôi.

Thực hiện tự chủ, các trường sẽ phải tự khẳng định mình để xây dựng thương hiệu, cạnh tranh lành mạnh với nhau, do đó sẽ thúc đẩy, nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, tự chủ không có nghĩa là các trường muốn làm gì thì làm, tự chủ nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật, phải chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước, phải tăng cường trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm trước xã hội, cơ quan quản lý và người học...

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]