Ước mơ của 3 đứa trẻ xóm núi, mồ côi cả cha lẫn mẹ
Mất cả cha lẫn mẹ khi còn quá nhỏ (đứa lớn chưa đầy 5 tuổi), 3 anh em Thanh, Hằng, Hà (khu Mướp, thị trấn Hồi Xuân, Quan Hóa) những năm qua phải sống nhờ sự chở che, đùm bọc của ông bà nội nay đã già yếu, khiến xóm giềng ai cũng nghẹn ngào, thương cảm.
Các cháu vui mừng bên chiếc máy tính bảng từ Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
Rót nước mời khách, bà Hà Thị Quyên xoa đầu lũ trẻ bảo: “Mới rồi, các cô chú NHCSXH huyện đến trao cho chúng cái máy tính từ chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động, để học bài . Chúng vui ra mặt”.
Kể về hoàn cảnh của các cháu, bà Quyên nghẹn ngào nói: “Thương cho mấy đứa, tí tuổi đã mồ côi cả cha và mẹ”.
Khoảng tháng 5/2016, bố các cháu qua đời vì bị bệnh hiểm nghèo. Mất bố chưa lâu, thì 2 tháng sau mẹ chúng cũng bỏ chúng mà ra đi vì bệnh tật. Khi bố mẹ mới qua đời, nhiều đêm 3 đứa nhỏ cứ giật mình ú ớ gọi bố, kêu nhớ mẹ, bà Quyên chỉ biết để nước mắt chảy ngược vào trong rồi vỗ về các cháu trong tiếng à…ơi!
Dù khó khăn, già yếu lại bị tật ở chân nhưng bà Quyên quyết cho 3 đứa được đến trường, đến lớp với mong muốn biết cái chữ để sau còn làm người, sống cuộc đời tử tế, bớt khó nhọc.
Nhìn các cháu học bài, ánh mắt bà Quyên đủ để toát lên niềm hạnh phúc, nhưng cùng với đó là nỗi lo lắng khi mỗi ngày tuổi của ông bà càng cao, sức càng yếu.
Căn nhà sàn nhỏ nép mình bên những vạt cây rậm rì ảm đạm.
Hiện thu nhập của gia đình chỉ nhìn vào mấy thước ruộng, khi rảnh, ông bà lại ra thị trấn ai thuê gì làm nấy, chủ yếu cũng chỉ mấy việc vặt nhẹ nhàng phụ giúp nhặt rau, rửa bát chén… Dịch COVID -19 ập đến, việc làm không có, trong khi mỗi ngày 3 đứa mỗi lớn, một tốn kém hơn. Nỗi lo cơm áo, học hành cho các cháu cứ đeo bám trong tâm trí ông bà qua những tiếng thở dài bất lực.
Trò chuyện với chúng tôi, 3 đứa nhỏ vui ra mặt khi buổi học trên mạng vừa kết thúc. Hỏi về ước mơ, chúng nhanh nhảu: Cháu làm bác sĩ, cháu làm cô giáo, còn cháu làm thợ xây… Bác sĩ để chữa bệnh cho ông bà. Cô giáo để được đứng trên bục giảng, còn thợ xây để xây nhờ mới cho ông bà.
Bữa cơm đạm bạc của gia đình các cháu
Mang theo sự hồn nhiên của lũ trẻ, tôi rời căn nhà sàn khi bóng chiều đang dần khuất núi, đằng sau những ánh mắt đau đáu nhìn theo đầy ra riết của bà nội và lũ trẻ. Tôi chợt nghĩ, nếu một ngày ông bà không thể lo cho 3 cháu nữa thì không biết chúng sẽ như thế nào, và những ước mơ bác sĩ, giáo viên hay anh thợ xây đầy hồn nhiên ấy, ai sẽ là người chắp cánh?!
Ông Hà Văn Tụy, Chủ tịch UBND thị trấn Hồi Xuân xác nhận hoàn cảnh éo le của các cháu khi cùng lúc mồ côi cả cha lẫn mẹ. Thời gian qua, các dịp lễ lạt, chính quyền, các cấp đoàn thể đều đến động viên ông bà, tặng quà các cháu.
Sơn Đình
{name} - {time}
- 2023-12-09 08:07:00
Giáo dục giới tính cho bạn trẻ: Quan tâm, chia sẻ để bạn trẻ “đi” đúng đường
- 2023-12-08 08:31:00
Thầy giáo vùng cao năng nổ, nhiệt huyết
- 2021-12-19 08:42:00
Ước mơ trường mới của thầy, trò Trường tiểu học Phú Lệ
Điện sáng Cao Sơn
Khi phụ huynh đặt niềm tin ở các trung tâm dạy kỹ năng sống
Cảnh giác với những tệ nạn xung quanh trường học: Chuyện không cũ
Y tế học đường trong phòng, chống dịch COVID-19
Soạn giáo án theo Công văn 5512: Giáo viên phải linh hoạt
[Infographics] - Hơn 13% trẻ vị thành niên chung sống với rối loạn tâm thần
Mô hình “Giờ ra chơi trải nghiệm, sáng tạo”
Nỗi niềm của thầy hiệu trưởng mầm non
Tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường