(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thực hiện chủ trương sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên, dạy nghề, hướng nghiệp trực thuộc UBND các huyện thị xã, thành phố, tỉnh Thanh Hóa đã có 21 đơn vị sáp nhập, còn lại 6 đơn vị gồm Nga Sơn, Ngọc Lặc, Bỉm Sơn, Quảng Xương, Thạch Thành, Yên Định, TP Thanh Hóa vẫn chưa thể thực hiện bởi thực tế, 6 đơn vị này hiện có các trường trung cấp nghề đang hoạt động rất hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Về việc sáp nhập trường trung cấp nghề và Trung tâm GDTX

(VH&ĐS) Thực hiện chủ trương sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên, dạy nghề, hướng nghiệp trực thuộc UBND các huyện thị xã, thành phố, tỉnh Thanh Hóa đã có 21 đơn vị sáp nhập, còn lại 6 đơn vị gồm Nga Sơn, Ngọc Lặc, Bỉm Sơn, Quảng Xương, Thạch Thành, Yên Định, TP Thanh Hóa vẫn chưa thể thực hiện bởi thực tế, 6 đơn vị này hiện có các trường trung cấp nghề đang hoạt động rất hiệu quả.

Về việc sáp nhập, Sở LĐ,TB&XH đề xuất với UBND tỉnh tại Văn bản số 1508 ngày 16/5/2017: Các huyện có trường Trung cấp nghề (TCN) thuộc huyện quản lý và Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX) gồm: Bỉm Sơn, Thạch Thành, Yên Định, Nga Sơn, Quảng Xương, TP Thanh Hóa, đề nghị sáp nhập TTGDTX vào trường TCN, theo đó tổ chức bộ máy của trường TCN có thêm “khoa cơ bản” để thực hiện chức năng dạy chương trình phổ thông trung học. Ngoài ra, Thông tư Liên tịch số 39 ngày 19/10/2015 của Liên bộ: Bộ LĐ,TB&XH, Bộ GD&ĐT), Bộ Nội vụ, hướng dẫn việc sáp nhập không quy định việc sáp nhập các trung tâm dạy nghề (TTDN), TTGDTX, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (TTKTTH-HN) công lập cấp huyện thành Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (TTGDNN-GDTX), vì các trường TCN không thuộc đối tượng điều chỉnh quy định tại Điều 2, Thông tư Liên tịch số 39 ngày 19/10/2015 của liên bộ, không quy định việc sáp nhập trường TCN cấp huyện vào TTGDTX.

Thực hiện Quyết định số 291 ngày 27/5/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về ban hành chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 73 ngày 9/5/2017 về đào tạo nghề phục vụ tái cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2020. Theo đó, giai đoạn 2016 - 2020 phải đào tạo khoảng 286.000 lao động từ hệ sơ cấp đến trình độ cao đẳng. Nếu 6 trường TCN cấp huyện phải giải thể sẽ rất khó khăn trong việc đào tạo nhân lực trình độ TCN theo Kế hoạch số 73 ngày 9/5/2017 của UBND tỉnh. Bởi TTGDNN-GDTX chỉ được đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng. Ngoài ra, hiện có khoảng 2.000 HS đang theo học chương trình đào tạo trình độ TCN tại 6 trường này phải cuối năm 2017 và 2018 mới tốt nghiệp, nếu giải thể các trường TCN cấp huyện sẽ dẫn đến việc đào tạo và cấp bằng trung cấp cho HS không thể thực hiện được do TTGDNN-GDTX không được cấp phép đào tạo trình độ trung cấp.

Lớp học nghề hàn của Trường Trung cấp nghề Nga Sơn.

Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, với đặc thù vừa có trường TCN trực thuộc huyện lại vừa có TTGDTX ngày 6/6/2017, UBND huyện Nga Sơn cũng đã có Công văn số 377 về vấn đề sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên, dạy nghề, hướng nghiệp trực thuộc UBND các huyện thị xã, thành phố gửi UBND tỉnh Thanh Hóa, trong đó nêu rõ Trường TCN Nga Sơn thành lập theo Quyết định số 4216 ngày 25/12/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa là một cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáng tin cậy. Mỗi năm nhà trường tuyển sinh từ 200-300 HS vào học hệ TCN , 400 học viên sơ cấp nghề, hàng năm toàn trường có trên 500 HS theo học, góp phần không nhỏ trong đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, góp phần xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Hiện nay, các khóa HS đang học hệ trung cấp tại trường TCN Nga Sơnphải đến cuối năm 2019 mới tốt nghiệp, nếu sáp nhập với các trung tâm thành TTGDNN-GDTX thì sẽ không thể tiếp tục đào tạo và cấp bằng trung cấp cho hơn 500 HS đang theo học tại trường.

Trong khi đó, TTGDTX của huyện hiện tại đã thực hiện được 2/5 chức năng, nhiệm vụ của ngành học nhưng hiệu quả chưa cao, nhu cầu HS học tập tại Trung tâm giảm sút, tuyển sinh không đạt chỉ tiêu của Sở GD&ĐT giao.

Với các lý do trên, UBND huyện Nga Sơn đề nghị phương án: Sáp nhập TTGDTX huyện Nga Sơn vào Trường TCN Nga Sơn, theo đó tổ chức bộ máy của Trường TCN Nga Sơn sẽ bổ sung thêm “Khoa cơ bản - Tổng hợp” để thực hiện chức năng GDTX.

Sau khi UBND tỉnh nhận được văn bản của Sở LĐ,TB&XH và các địa phương, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở LĐ,TB&XH, Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ thành lập đoàn kiểm tra, rà soát 6 trường TCN của 6 huyện, thị, TP gồm: TP Thanh Hóa,Bỉm Sơn, Thạch Thành, Yên Định, Nga Sơn, Quảng Xương. Qua kiểm tra đã có 5/6 đơn vị đồng ý với phương án sáp nhập TTGDTX vào Trường TCN. Duy chỉ có đơn vị Trường TCN Quảng Xương, các ban, ngành địa phương và nhà trường đồng ý giải thể và sáp nhập thành TTGDNN-GDTX do Trường TCN Quảng Xương hoạt động không hiệu quả.

Ngoài ra, các trường TCN của 5 đơn vị TP Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Thạch Thành, Yên Định, Nga Sơn vẫn còn băn khoăn về việc chưa được UBND tỉnh giao chỉ tiêu tuyển sinh để tiến hành khai giảng bởi trước đó 5 đơn vị này đã tiến hành tuyển sinh.

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Hiệu trưởng Trường TCN Nga Sơn cho biết: “Năm học 2017 - 2018, Trường TCN Nga Sơn đã tuyển sinh được 235 HS, tuy nhiên do chưa được giao chỉ tiêu nên nhà trường chưa dám khai giảng năm học”.

Thực tế cho thấy việc sáp nhập trường là một hướng đi tốt trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT nghề. Tuy vậy, không nên cứng nhắc trong phương án sáp nhập, mà cần căn cứ vào tình hình thực tế tại các địa phương để tìm ra phương án sáp nhập hiệu quả nhất. Đồng thời cũng nên sớm giao chỉ tiêu cho các trường TCN để không làm ảnh hưởng tới cơ hội học tập của học sinh.

Vũ Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]