(vhds.baothanhhoa.vn) - Khoản thu xã hội hóa (XHH) giáo dục là một khoản thu theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều vấn đề đáng quan tâm đằng sau khoản thu này.

Xã hội hóa trong trường học: Vui hay buồn

Khoản thu xã hội hóa (XHH) giáo dục là một khoản thu theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều vấn đề đáng quan tâm đằng sau khoản thu này.

Xã hội hóa trong trường học: Vui hay buồnNhờ làm tốt công tác XHH, cô và trò lớp 4A, Trường Tiểu học Đồng Lương (Lang Chánh) đã có ti vi để dạy và học.

Cào bằng...

Mặc dù là một khoản thu hợp pháp nhưng lại trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc. Điều này đồng nghĩa, ai có nhiều đóng nhiều, ai có ít đóng ít, thậm chí không có điều kiện tham gia thì vẫn phải chấp nhận. Nhưng, XHH trong trường học, ở nhiều nơi lại xem việc thu bao nhiêu là một mặc định.

Vậy nên, mới có chuyện, nhiều phụ huynh thấy vô lý nên đã thẳng thắn đưa ra ý kiến. Có con đang học lớp 4 ở một trường tiểu học tại TP Thanh Hóa, trong năm học này, phụ huynh Lê Thị Toan đã từ chối không đóng góp 400.000 đồng XHH cho trường của con mà chỉ đóng 300.000 đồng. Chị cho rằng: “Ở lớp 1, 2, 3 các con đã đóng góp nhiều rồi, giờ càng lên lớp cao thì tiền XHH phải giảm dần chứ không như các lớp dưới được. Nhưng sau đó, cô giáo chủ nhiệm lại đề nghị phụ huynh đóng góp 400.000 đồng như các lớp khác nên buộc tôi phải làm theo. Nhưng thực tâm, rất không muốn”.

Cũng trong năm học này, chị Vũ Thị Phong ở thị trấn Lam Sơn (Thọ Xuân) đã đóng góp 400.000 đồng tiền XHH cho con trai học lớp 5 tại một trường học trên địa bàn huyện này. “Tất cả phụ huynh đều tham gia đóng góp XHH và đóng 400.000 đồng. Phụ huynh của lớp là những người có điều kiện nên không ai phản đối gì, không có ai đóng thấp hơn mức quy định nhưng cũng có người lại đóng cao hơn”. Chị Phong cho hay.

Như vậy, ở hai trường hợp vừa đề cập ở trên, ở từng trường, tiền XHH đã được đưa ra một mức chung. Tuy nhiên, cũng thấy rằng, ở mức chung ấy, thấy phù hợp thì phụ huynh đồng thuận và ngược lại, sẽ có phản ứng. Một sự cào bằng được chấp nhận hoặc không chấp nhận. Vẫn biết cào bằng là sai, thêm vào đó là sự bắt buộc thì lại càng không đúng.

Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

Thực tế, việc XHH giáo dục để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giáo dục. Bởi, ngân sách Nhà nước chỉ đủ đảm bảo những yêu cầu cơ bản. Vì vậy, cần thiết phải huy động nguồn XHH từ các tổ chức, doanh nghiệp, cha mẹ học sinh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học. Câu chuyện ở Trường Tiểu học Đồng Lương (Lang Chánh), khi cách đây 2 tuần, lớp 4A của nhà trường đã được lắp đặt 1 tivi 65 inch, nâng tổng số 5/20 lớp có thiết bị này. Đặc biệt, từ việc đóng góp đến việc mua thiết bị đều do phụ huynh thực hiện. Anh Phạm Văn Luyến, phụ huynh lớp 4A hồ hởi, cho biết: “Khi nhà trường có chủ trương, phụ huynh trong lớp bàn bạc nhiều lần, để đi đến thống nhất, góp tiền mua ti vi cho các con học. Đây là điều rất cần thiết và hữu ích. 100% phụ huynh hưởng ứng, đồng tình. Nhà trường không thu tiền cũng không đứng ra mua mà đều do phụ huynh đảm nhận. Trước khi lắp thì báo cáo và lắp xong thì bàn giao cho nhà trường”.

Xã hội hóa trong trường học: Vui hay buồnPhòng học Tin học ở Trường THCS Thăng Bình (Nông Cống).

Ở Trường THCS Thăng Bình (Nông Cống), cũng đầu năm học 2022-2023 này, nhà trường đã bổ sung thêm 2 vi tính cho phòng học Tin học từ nguồn tiền XHH. Như vậy đến thời điểm hiện nay, nhà trường đã có 5 máy vi tính từ nguồn XHH, 15 vi tính còn lại từ ngân sách địa phương. Theo chia sẻ của Hiệu trưởng Trường THCS Thăng Bình, thầy giáo Trần Quốc Thịnh: Nếu không thực hiện XHH sẽ khó nâng cao chất lượng dạy và học. Thầy Thịnh cho rằng: “Nhà trường không cào bằng và cũng không giao chỉ tiêu trong huy động XHH. Vì vậy, khi danh sách đưa lên, có lớp thì nguồn huy động XHH cao nhưng cũng có lớp thấp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là dù nhiều, ít thì cũng đã góp phần nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy và học...”.

Là trung tâm của tỉnh, ở TP Thanh Hóa đã từng xảy ra một số vụ việc phức tạp liên quan đến các khoản thu đầu năm học. Nói về huy động nguồn XHH, ông Lê Thành Đồng, quyền Trưởng Phòng GD&ĐT TP Thanh Hóa cho rằng, nhiều nhà trường còn chia nhỏ ra nhiều công việc để kêu gọi XHH, theo đó, kết quả XHH dàn trải, không tập trung. Ông nói: “Tại một số nhà trường có thời điểm triển khai chưa đúng quy trình, chưa làm tốt công tác công khai, để xảy ra dư luận không tốt. Có trường do nóng vội, muốn làm nhiều việc trong khi nguồn lực có hạn nên triển khai chưa hợp lý...”. Còn theo ông Đỗ Gia Xuân, Trưởng Phòng GD&ĐT Nông Cống: XHH giáo dục là một vấn đề khá nhạy cảm, nếu thực hiện không đúng chủ trương của ngành sẽ rất dễ dẫn đến dư luận trái chiều. Ông cho biết: “Đánh giá sơ bộ lại quá trình triển khai thực hiện XHH của các cơ sở giáo dục trên địa bàn, có thể nhận thấy rằng, đa số các trường đã thực hiện một cách nghiêm túc theo hướng dẫn. Các vấn đề nổi cộm như những năm trước đây, cơ bản đã được khắc phục. Quan trọng nhất, để tạo sự đồng thuận của phụ huynh, phải đảm bảo tính công khai, minh bạch”. Ông Xuân cũng nhấn mạnh đến vai trò của công tác XHH đối với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Thực tế, khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho chương trình này không chỉ ở Nông Cống mà còn xảy ra ở nhiều địa phương khác. Nếu thực hiện tốt XHH sẽ góp phần thu hẹp lại sự khó...

Bài và ảnh: Vi An



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]