(vhds.baothanhhoa.vn) - Với các giải pháp đồng bộ, thiết thực, cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia (CQG) mức độ 2 của nhiều địa phương ở tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2: Những cách làm hay

Với các giải pháp đồng bộ, thiết thực, cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia (CQG) mức độ 2 của nhiều địa phương ở tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực.

Thành quả từ sự đầu tư đúng mức

Trường Mầm non Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) được đầu tư xây mới trên tổng diện tích 8.000m2 khang trang, sạch đẹp đủ điều kiện đạt CQG mức độ 2. Cô giáo Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoằng Phụ cho biết:Được công nhận đạt CQG mức độ 2 là niềm tự hào và cũng là động lực để nhà trường vượt qua mọi khó khăn, thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Phòng học khang trang, khuôn viên sân trường sạch, đẹp, thoáng mát, trang thiết bị dạy, học được đầu tư theo hướng hiện đại... là những gì mà chúng tôi ghi nhận được khi đến thăm Trường Tiểu học Thịnh Lộc và Trường Tiểu học Triệu Lộc (huyện Hậu Lộc). Thầy giáo Bùi Nguyên Hoàng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thịnh Lộc cho biết: Trong suốt quá trình xây dựng trường chuẩn, nhà trường cũng như chính quyền địa phương luôn nỗ lực tìm mọi nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học; không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên. Đến nay, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn của nhà trường là 100%.

Thư viện đạt CQG của Trường Tiểu học Thịnh Lộc (huyện Hậu Lộc).

Bà Chung Thị Đài - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hậu Lộc cho biết: Hiện nay huyện đã có 73/89 trường đạt chuẩn quốc gia. Để việc xây dựng trường CQG mang tính bền vững và thực sự vì người học, các nhà trường chú trọng nâng cao trình độ chính trị cũng như chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Phấn đấu trong năm 2020, sẽ có thêm 2 trường được công nhận mới và 8 trường được công nhận lại CQG.

Có tỷ lệ trường CQG hàng năm đạt cao, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, huyện Hậu Lộc cũng gặp không ít khó khăn. “Hiện nay, nguồn lực đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất trường học của địa phương còn hạn hẹp; một số tiêu chí, tiêu chuẩn về nâng cao đạo đức nhà giáo, cán bộ theo Thông tư số 42 của Bộ GD&ĐT khi áp dụng không phù hợp với thực tế...”, bà Chung Thị Đài - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hậu Lộc chia sẻ.

Huyện Hoằng Hóa hiện có trên 90% trường học đạt CQG, trong đó trường CQG mức độ 2 đạt trên 43%. Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Quyền Trưởng phòng GD&ĐT Hoằng Hóa cho biết: Huyện Hoằng Hóa hiện chỉ khuyến khích chứ không bắt buộc các trường phải xây dựng trường CQG mức độ 2, nguyên nhân là do huyện hiện thiếu giáo viên, đặc biệt là các môn Ngoại ngữ và Tin học. Hiện nay, toàn huyện chỉ có 18 giáo viên Tin học ở cả 2 cấp 1 và 2. Giáo viên văn hóa bậc tiểu học thiếu từ 50-60 giáo viên để các trường đủ điều kiện đạt CQG.

Thực tế trong quá trình xây dựng trường CQG mức độ 2, bà Phùng Thị Táu - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hà Long (huyện Hà Trung) chia sẻ: Trong quá trình xây dựng trường CQG, xét thấy tiêu chí nào vừa tầm thì nỗ lực hoàn thành trước, tiêu chí nào khó thì phấn đấu dần. Khó khăn hiện nay là nhà trường thiếu 9 giáo viên, nhân viên nấu ăn. Cơ sở vật chất các phòng học, phòng truyền thống, phòng tin học cần được xây dụng thêm, ngoài ra quỹ đất để xây dựng sân chơi, bãi tập... cũng rất khó khăn.

Và những cách làm hay

Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Quyền Trưởng phòng GD&ĐT Hoằng Hóa cho biết: Trong chỉ đạo làm chuẩn, phòng cũng định hướng các nhà trường xây dựng trường CQG mức độ 2 để tiệm cận với lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới và thay sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020 - 2021. Phòng định hướng các trường xây dựng trường CQG mức độ 2 trên nền chuẩn 1, nghĩa là không yêu cầu phải đập đi xây lại cho mới hoàn toàn mà xây dựng trên nguyên tắc kế thừa những cơ sở vật chất sẵn có, sau đó cải tạo, nâng cấp theo các tiêu chí của chuẩn 2.

Hiện có trên 75% trường học đạt CQG, huyện Như Thanh đang phấn đấu đến năm 2024, 100% trường học trên địa bàn huyện đạt CQG. Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia. Mỗi năm, huyện Như Thanh dành 20 tỷ đồng hỗ trợ các nhà trường xây dựng trường chuẩn.

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ngọc Lặc, nhiệm kỳ 2015 - 2020, mỗi năm, toàn huyện sẽ xây dựng 3 trường học đạt CQG. Kết quả xây dựng trường CQG của huyện đều vượt kế hoạch. Để có được kết quả này, ngành GD&ĐT huyện Ngọc Lặc đã lập kế hoạch về lộ trình thực hiện, nắm bắt thực lực của các đơn vị trường để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu cần phát huy và khắc phục. Ngoài ra, Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt CQG của huyện luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa và sự cần thiết xây dựng các nhà trường theo tiêu chí trường đạt CQG...

Linh Hương


Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]