(vhds.baothanhhoa.vn) - Chào hỏi không chỉ là một mỹ tục quý giá đã tồn tại lâu đời của dân tộc Việt Nam, đây còn là nét đẹp văn hóa thuộc về phạm trù đạo đức, thể hiện nhân cách của mỗi con người. Tuy nhiên trước những tác động từ mặt trái trong xã hội, văn hóa chào hỏi đã bị xâm lấn bởi những yếu tố ngoại lai, lệch chuẩn. Điều đó đang rất cần được sự bảo vệ cả trong nhận thức và hành động của mọi người, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay.

Giữ gìn nét đẹp văn hóa chào hỏi

Chào hỏi không chỉ là một mỹ tục quý giá đã tồn tại lâu đời của dân tộc Việt Nam, đây còn là nét đẹp văn hóa thuộc về phạm trù đạo đức, thể hiện nhân cách của mỗi con người. Tuy nhiên trước những tác động từ mặt trái trong xã hội, văn hóa chào hỏi đã bị xâm lấn bởi những yếu tố ngoại lai, lệch chuẩn. Điều đó đang rất cần được sự bảo vệ cả trong nhận thức và hành động của mọi người, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay.

Giữ gìn nét đẹp văn hóa chào hỏi

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa (Nguồn: Internet).

Người Việt Nam hết sức coi trọng nét đẹp văn hoá chào hỏi, chình vì vậy chào hỏi đã trở thành một trong những tiêu chí, là chuẩn mực về nhân cách, đạo đức. Đúng như ông cha ta đã truyền dạy: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Dao năng liếc năng sắc, người năng chào, năng quen”, “Gặp nhau che nón không chào. Cứ lặng thinh như rứa biết ngày nào quen nhau”. Và càng ý nghĩa biết bao khi nghe tiếng hát của trẻ thơ cất lên: “Đi đến nơi nào lời chào đi trước/ Lời chào dẫn bước con đường bớt xa/Lời chào thành quà khi gặp các cụ già,/ Lời chào thành hoa nở ra bao việc tốt...”

Chào hỏi thể hiện được bản chất, ý thức, phong cách của con người và cao hơn là thể hiện được nền nếp gia phong, cách nuôi dưỡng, giáo dục con cái ngay từ thuở lọt lòng của mỗi gia đình; sự quan tâm trong công tác giáo dục từ phía nhà trường và xã hội.

Chào hỏi thể hiện được tình đoàn kết thân ái giữa người với người, là cách thể hiện tình cảm tốt đẹp để mỗi con người với nhau cả trong tình thân máu mủ và với mọi người trong xã hội được gần gũi nhau hơn, quý trọng và thương yêu nhau hơn. Con người mỗi khi đã gặp nhau là cất lên tiếng chào nhau, tiếng hỏi thăm trao gửi cho nhau với tình thân trân quý.

Chào hỏi như đã trở thành sợi dây kết nối bền chặt để con người xích lại gần nhau, yêu thương quý mến, tôn trọng lẫn nhau. Chính vì vậy văn hóa chào hỏi trở thành truyền thống và là một trong những mỹ tục cần thiết, trở thành cốt cách của cả dân tộc được mọi người trân quý.

Tuy nhiên, trước sự tác động bởi những mặt trái của cơ chế thị trường, văn hóa chào hỏi đang dần bị sự thờ ơ vô cảm, sự bon chen, mặc cảm từ những giá trị vật chất tầm thường đang tác động lên tâm tư, tình cảm và ý thức, thái độ của nhiều người. Lời chào ngay tại công sở, nơi sinh hoạt cộng đồng, trong các trường học và ngay trong tổ ấm gia đình... đã thưa dần. Văn hóa chào hỏi dường như ít được sự quan tâm giáo dục, để xây dựng thành ý thức tự giác, trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày. Một số bạn trẻ, nhất là các cháu học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường rất ít quan tâm đến việc chào hỏi; các cháu cho rằng không chào không hỏi là do... lười, không thích, thậm chí nếu chẳng muốn quan hệ thì khỏi cần phải chào hỏi. Với người lạ các cháu không chào, kể cả với những bậc cao niên.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc giới trẻ ngày nay ít quan tâm hoặc là “phớt lờ” văn hóa chào hỏi và không quan tâm đến việc rèn luyện những kỹ năng cần thiết cả người chào và người được nhận lời chào là chuyện rất bình thường. Chào hỏi đôi lúc chỉ là cái gật đầu, mỉm cười thân thiện rất nhẹ nhàng lịch sự với một thái độ trân trọng, có mất mát gì đâu, nhưng đang là một vấn đề cần phải có sự quan tâm, bảo vệ, giữ gìn một cách nghiêm túc.

Bên cạnh đó sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại, chiếc điện thoại thông minh đã chi phối rất nhiều đến tâm tư, tình cảm, sự quan tâm lẫn nhau của nhiều người. Đặc biệt là thế hệ đang còn rất trẻ, chúng ta dễ dàng bắt gặp những đứa trẻ mới chỉ 2-3 tuổi nhưng “ôm” điện thoại thường xuyên, nhiều khi với các bậc phụ huynh mãi mê với công việc của mình, đã sử dụng chiếc điện thoại như vật “bảo bối” để dỗ dành con trẻ những lúc chúng nó biếng ăn, quấy khóc... điều đó đã mang lại hệ lụy làm cho những đứa trẻ quên đi những kỹ năng giao tiếp cơ bản. Ký ức tuổi thơ của các cháu vô tình đã bị người lớn biến thành thế giới tuổi thơ gắn liền với chiếc điện thoại thông minh. Điều đó đồng nghĩa với việc những đứa trẻ tiếp xúc với những điều lệch chuẩn, nghiện game cũng là một điều dễ hiểu, những biểu hiện giống nghiện ma túy và triệu chứng trầm cảm, lờ đờ. Thèm chơi game, quan tâm quá mức đến game online, luôn trò chuyện về game, làm cho những đứa trẻ quên ăn, quên ngủ, không hào hứng với các trò chơi dân gian và các hoạt động của cộng đồng, quên đi những tiếng chào.

Văn hóa chào hỏi đang rất cần sự bảo vệ từ phía nhà trường, gia đình và xã hội; sự chung tay của các cấp, các ngành cùng với cả cộng đồng và các bậc phụ huynh học sinh, nhằm thu hút các lực lượng trong xã hội cùng chăm lo để giữ gìn nét đẹp văn hóa chào hỏi của dân tộc mình. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng cần có nhận thức đúng đắn, nhằm không ngừng phát huy tinh thần trách nhiệm, với tình thần chủ động, linh hoạt, sáng tạo để cho văn hóa chào hỏi thấm sâu vào suy nghĩ, nhận thức và hành động của mọi người./.

Lê Xuân Bính (CTV)


Lê Xuân Bính (CTV)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]