(vhds.baothanhhoa.vn) - Trước thực trạng không ít sân cỏ Việt Nam không đạt “chuẩn chuyên nghiệp”, mới đây, Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VFP) đã chính thức có văn bản, đề nghị 2 đội bóng: FLC Thanh Hóa và Hải Phòng “tận dụng quãng thời gian nghỉ gần 10 ngày (vòng 4 V.League 2018 trở lại ngày 1/4) để tăng cường chăm sóc, nâng cao chất lượng mặt sân, phục vụ tốt nhất cho các trận đấu tiếp theo”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Góc nhìn sân cỏ: Không chỉ là chuyện sân bãi

Trước thực trạng không ít sân cỏ Việt Nam không đạt “chuẩn chuyên nghiệp”, mới đây, Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VFP) đã chính thức có văn bản, đề nghị 2 đội bóng: FLC Thanh Hóa và Hải Phòng “tận dụng quãng thời gian nghỉ gần 10 ngày (vòng 4 V.League 2018 trở lại ngày 1/4) để tăng cường chăm sóc, nâng cao chất lượng mặt sân, phục vụ tốt nhất cho các trận đấu tiếp theo”.

Quả thực, chuyện sân bóng ở xứ ta chưa bao giờ hết “nóng”. Lấy ví dụ từ chính 2 sân cỏ mà văn bản của VPF đề cập. Ở trận thua 0-1 tại TP Thanh Hóa, nhà cầm quân người Nhật Bản bên phía đội khách đã không ngớt than phiền về chất lượng sân bãi. Theo ông Toshiya Miura, mặt sân gồ ghề, xấu xí là nguyên nhân chính khiến các cầu thủ không thể chơi bóng đúng như đấu pháp của huấn luyện viên trưởng. Còn ở sân Lạch Tray, bên cạnh nguyên nhân do va chạm thì chất lượng thảm cỏ quá tệ đã khiến hàng loạt cầu thủ phải rời sân bằng cáng cứu thương.

Mà nào đã hết, cách đây 3 năm, theo một điều tra, rà soát, Ban tổ chức giải chuyên nghiệp đã đưa ra con số đáng để suy ngẫm: Có tới 7/14 sân vận động không đáp ứng được tiêu chí sân bóng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chuyện xuống cấp - cải tạo sân vận động không đơn thuần “cứ chi tiền là xong”. Một thực tế không nhiều người tỏ tường là với đa số CLB chuyên nghiệp, ông bầu chỉ “nuôi” đội bóng hay cụ thể hơn là quản lý vài chục con người gồm Ban huấn luyện, cầu thủ và một số bộ phận khác còn sân bãi thuộc quyền quản lý của địa phương. Muốn cải tạo, nâng cấp phải xin phép.

Các cầu thủ FLC Thanh Hóa tích cực luyện tập trên sân nhà.

Chẳng phải thế sao khi mà ở tầm vĩ mô, cách đây vài năm, một trận giao hữu quốc tế đã suýt phải rời địa điểm khi Ban quản lý sân vận động quốc gia Mỹ Đình “hét giá” tới 1,5 tỷ đồng? Cho rằng bị “gài”, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) cương quyết không chịu “mua đắt”. Câu chuyện này đã tốn rất nhiều giấy mực của báo giới và mọi khúc mắc chỉ được tháo gỡ khi có sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch song quan trọng hơn, từ sự việc ấy, người ta mới nhận thấy sự chồng chéo, liên đới trách nhiệm giữa đơn vị quản lý (Ban quản lý sân Mỹ Đình) và đơn vị sử dụng (VFF) chính là một trong những rào cản lớn khiến đội tuyển quốc gia không phải cứ muốn là có thể thoải mái sử dụng sân vận động quốc gia.

Không thiếu sân bóng ở địa phương cũng vận hành theo mô hình này. Một mặt, sự “rắc rối” về thủ tục khiến các ông bầu phát sinh tâm lý “ngại triển khai” việc nâng cấp. Mặt khác, các doanh nghiệp khi “rẽ ngang” sang sân cỏ đều có chung tâm lý “ăn xổi”, làm bóng đá kiểu “ngắn hạn”, muốn nhanh chóng có thành tích để đánh bóng thương hiệu chứ ít chịu đầu tư theo chiều sâu vào sân bãi cũng như các tuyến đào tạo trẻ. Một chuyển động “ngỡ như đùa” nhưng từng xảy ra trước thềm trận tranh Siêu Cúp Quốc gia 2015 giữa Hà Nội FC và B.Bình Dương, để “nâng cấp” chất lượng sân bãi, Ban tổ chức đã huy động xe tải chở cát tới để lấp đầy những “ổ gà” - một hướng giải quyết theo chúng tôi là mang tính đối phó, tạm bợ.

Với những tư duy, ràng buộc kiểu ấy, e rằng sân vận động vẫn cứ là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”!

Thanh Hà


Thanh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]