(vhds.baothanhhoa.vn) - Những ngày này, tranh cãi xung quanh vị trí đề cử chức danh Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) trước thềm Đại hội VIII của Liên đoàn đã và đang thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ nước nhà.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khi ông Trần Anh Tú ‘một mình một ngựa’!

Những ngày này, tranh cãi xung quanh vị trí đề cử chức danh Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) trước thềm Đại hội VIII của Liên đoàn đã và đang thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ nước nhà.

Trao đổi với báo giới, bầu Đức không ngừng nhấn mạnh: Đã rút (khỏi VFF) là rút hẳn. Điều này cho thấy việc ông chủ của lò đào tạo nơi phố núi Pleiku đả phá Tiểu ban nhân sự chính là lên án cách làm việc không công khai, thiếu minh bạch chứ không phải vì “chiếc ghế” mà ông đã ngồi 1 nhiệm kỳ, đồng thời cương quyết chối bỏ trước thềm Đại hội VIII. Và điều quan trọng hơn là với những gì đã diễn ra, cương vị Phó chủ tịch phụ trách Tài chính chỉ còn duy nhất ứng viên Trần Anh Tú, cũng có nghĩa chuyện ông Tú đắc cử chỉ còn là vấn đề... thủ tục.

Việc ông Tú có hợp với cương vị này và có tận dụng được hết các mối quan hệ để “kiếm tiền” cho Liên đoàn hay không thì thời gian sẽ cho câu trả lời chính xác nhất song một thực tế không thể phủ nhận là nếu ông Tú trở thành “quan chức” của Liên đoàn xem ra có nhiều điều... không ổn!

Chẳng phải bất ổn do “sức người có hạn” (dẫu trên thực tế, ông Trần Anh Tú đang “ôm” cùng lúc 8 “ghế” bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, Trưởng ban điều hành giải V.League, Ủy viên Thường trực VFF, Trưởng ban Futsal, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch CLB futsal Thái Sơn Nam, Chủ tịch CLB Bóng rổ Hochiminh City Wings) mà ở góc độ: Cái gọi là “đối trọng của VFF” gần như không còn nữa.

Để có cái nhìn toàn diện về vấn đề này, hãy nhắc lại mục đích, tôn chỉ hoạt động của VPF cách đây hơn nửa thập kỷ.

Chuyển giao quyền lực giữa ông Võ Quốc Thắng và ông Trần Anh Tú (bìa phải).

Trước thềm V.League 2012, bất mãn với cách điều hành thiếu chuyên nghiệp của VFF, một nhóm ông bầu đã quyết định “ly khai” khỏi tổ chức này. Họ đứng ra thành lập VPF và “đòi quyền” tổ chức giải chuyên nghiệp quốc gia. Trong ngày ra mắt, ông bầu Nguyễn Đức Kiên hồ hởi hứa với khán giả, đại ý: VPF sẽ hoạt động độc lập và không chịu sự chi phối của Liên đoàn. Với tôn chỉ hoạt động ấy, không ngạc nhiên khi Công ty được người hâm mộ gửi gắm những kỳ vọng về một cuộc cải cách cho bóng đá Việt Nam dưới sự điều hành của các ông bầu.

Dẫu sau này, bầu Kiên dính vòng lao lý, hoạt động của VPF cũng không còn được nhiệt huyết, “sục sôi” như những ngày đầu thành lập song ở vị trí cao nhất vẫn còn sự hiện diện của ông bầu Võ Quốc Thắng, tức VPF vẫn độc lập với VFF. Rồi đến khi Tổng giám đốc Phạm Ngọc Viễn nghỉ, VPF đã mời Cao Văn Chóng (B.Bình Dương) ra để trao quyền điều hành (trước mùa bóng 2017). Đến thời điểm này, vị thế độc lập của VPF xem ra vẫn được duy trì.

Nhưng sự “độc lập” ấy dự báo sẽ không còn nữa!

Sau khi được bầu làm Chủ tịch HĐQT, ông Trần Anh Tú đã tự “cơ cấu” mình vào ghế Tổng giám đốc VPF rồi “xóa sổ” luôn Ban tổ chức V.League. Tiếp đó, ông Tú thành lập Ban điều hành rồi “giành” luôn chiếc ghế Trưởng ban, đẩy người tiền nhiệm Nguyễn Minh Ngọc xuống vị trí “giúp việc” (Phó Ban điều hành). Với việc giữ 3 cương vị lãnh đạo cao nhất, xem ra trụ sở VPF đã bị biến thành “nhà riêng” của ông bầu futsal này.

Song oái oăm thay, khi nắm trong tay toàn bộ quyền hành ở VPF, ông Tú lại là ứng viên duy nhất cho ghế Phó Chủ tịch VFF. Và trong bối cảnh ông Tú “chờ Đại hội” để danh chính ngôn thuận khoác áo “quan chức Liên đoàn” thì chẳng cần quá am hiểu về nội tình bóng đá nước nhà, khán giả vẫn hình dung được đoạn kết: VPF sẽ bị “VFF hóa” toàn diện. Như vậy, nhiều khả năng tôn chỉ của VPF trong ngày thành lập (độc lập với Liên đoàn) chỉ còn... trong trí nhớ mọi người!

Phải chăng vì thế mà trước thềm Đại hội VIII, nhiều quan chức VFF đã công khai ủng hộ việc ông Trần Anh Tú thắng cử để dễ bề “khống chế” VPF?

Hỏi, tức là đã biết cách trả lời!

Thanh Hà


Thanh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]