Hành trình trưởng thành về tinh thần
Cuộc sống này chưa bao giờ là dễ dàng. Đối mặt với mọi vấn đề của cuộc sống cần có thái độ như thế nào: đối mặt, trốn chạy, than phiền, đổ lỗi? Bắt nguồn từ công việc trị liệu hàng ngày, tác giả - tiến sĩ, bác sĩ M. Scott Peck đã viết nên cuốn sách được gọi là hành trình trưởng thành tinh thần “Con đường chẳng mấy ai đi”. Sách đã có hơn 10 triệu bản in trên toàn thế giới, dịch sang hơn 20 ngôn ngữ, hơn 10 năm nằm trong danh sách Best - sellers của New York Times.
Với lối viết chân thành, thẳng thắn, ngay câu đầu tiên của cuốn sách đã thể hiện tinh thần không né tránh của tác giả: “Cuộc đời này rất khó sống”. Đây là một sự thật và cũng là chân lý lớn của cuộc đời. Khi hiểu ra cũng là lúc tâm thái con người sẵn sàng cách thức để vượt qua. Bởi khi ta biết cuộc sống khó khăn và chấp nhận với điều đó thì cảm giác khó khăn sẽ không khiến ta bận lòng nữa.
Với hàng nghìn ca trị liệu, tham vấn tâm lý mỗi năm, tác giả M. Scott Peck không khó để đúc kết thường thì ít người chấp nhận ngay. Họ thường mang hai tâm thái hoặc là ôm đồm hoặc là đổ lỗi. Đây đều là các chứng tâm bệnh có nguồn gốc từ trong lịch sử gia đình, tính cách cá nhân hoặc là môi trường sống. Thông thường thì cái gì quá lâu lặp đi lặp lại đều hình thành tính cách cố định. Tất nhiên nếu để nhận ra và thay đổi nó rất cần thời gian kiên nhẫn và cả sự thông cảm, thấu hiểu và tình yêu của chính nhà tham vấn với thân chủ của họ.
Một luận điểm đáng chú ý xuyên suốt trong các phần của sách đó là: con người cần phải đương đầu với các vấn đề như là dấu hiệu của sự trưởng thành. Chính nhờ nỗi đau khi đối mặt và giải quyết các vấn đề mà chúng ta mới có thể khôn ngoan hơn mỗi ngày. Xu hướng né tránh và sự khổ đau đi liền là nguyên nhân chính yếu của mọi chứng tâm bệnh. Có lẽ vì vậy mà tác giả rất dụng công khi viết phần 1 của sách được mang tên: “Kỷ luật”.
Theo tác giả, trưởng thành với nỗi đau và xây dựng kỷ luật bản thân cần 4 công cụ như là: biết trì hoãn ham muốn, sẵn sàng nhận trách nhiệm, tôn trọng sự thật và biết cân nhắc trước sau.
Tất cả những công cụ được xem như là gia tài tính cách này hoàn toàn có thể bồi dưỡng từ thế hệ bố mẹ để di sản cho con cái họ. Một nghiên cứu đã chỉ ra trong một gia đình mà cha mẹ có yếu tố kỷ luật và tự giác tốt thì hầu như khả năng kết nối hai thế hệ cũng vì thế mà cao hơn. Quan trọng hơn, đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong gia đình ấy luôn có cảm giác hạnh phúc, an toàn, được bảo vệ, từ đó có cái nhìn tích cực hơn trong các mối quan hệ giao tiếp sau này. Lý tưởng biết bao nếu những gia tài này được cha mẹ trao cho thông qua ý thức kỷ luật và sự quan tâm chân thành, bền bỉ. Đó là những món quà quý giá nhất mà cha mẹ có thể trao tặng cho con. Nếu không, sau này đứa con vẫn có thể học ở nơi khác nhưng hành trình ấy sẽ vô cùng khó khăn và phức tạp.
Trên hành trình trưởng thành về mặt tinh thần, hầu như mọi người sẽ có đủ trải nghiệm để nhìn nhận chính xác về cuộc sống và bản thân, từ đó xác định những gì mình phải chịu và không phải chịu trách nhiệm cho điều gì. Lời khuyên sáng suốt là khi biết vạch ra các giới hạn mềm, bạn sẽ không bao giờ lâm vào tình trạng ôm đồm quá tải hoặc là luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác. Trong mỗi gia đình, cha mẹ hoàn toàn có thể hỗ trợ con cái khi tự xác định vấn đề này. Đúng như câu nói nổi tiếng của Aldrige Cleaver “nếu không góp phần vào giải pháp thì bạn là một phần của vấn đề”.
Tất nhiên để bảo mật thông tin cho thân chủ, tác giả đã thay đổi tên tuổi và địa chỉ của nhiều trường hợp, song bạn vẫn dễ nhận ra, mình có thể là ai trong số đó. Một người phụ nữ trung niên bị ẩn ức rất lâu của cái gọi là tâm lý sợ bị bỏ rơi và thiếu sự yêu thương từ tuổi thơ. Những mối quan hệ gia đình “có tính vấn đề” thiếu kết nối, đồng cảm và sẻ chia. Những mối quan hệ xã hội thiếu niềm tin và thiếu sự chân thành. Những nỗi sợ hãi từ sâu bên trong tiềm thức và cả những lo âu thường trực khiến tâm lý ngày một méo mó và hoảng sợ... Vậy khi đối mặt với điều đó trong cuộc sống hiện đại, chúng ta nếu chưa phải là nhà tham vấn tâm lý thì nên thế nào? Tôi luôn đặt ra câu hỏi đó khi đọc từng trang cuốn sách này? Có một câu nói in sâu trong tâm trí tôi: nếu bạn chưa thể là người giỏi nhất thì hãy là người yêu thương nhất và kiên nhẫn nhất.
Hơn 2/3 dung lượng cuốn sách, tác giả đã tìm ra một địa hạt thú vị: chính tình yêu, không phải là lứa đôi, mà tình yêu con người với con người là thứ có thể chữa lành và xoa dịu tâm hồn.
Một giá trị khác rất ý nghĩa mà cuốn sách mang lại, đó là sự khoẻ mạnh về tinh thần của một người trưởng thành chính là phải tự thấu hiểu: phải tự đi qua những lựa chọn và phải đưa ra những quyết định cá nhân. Một khi chấp nhận điều này họ sẽ trở thành người tự do, nếu không họ sẽ mắc kẹt trong tâm lý nạn nhân của cuộc đời.
Mạc Danh
{name} - {time}
-
2025-05-28 14:49:00
Nữ MC Đắk Lắk và hành trình từ nương rẫy càphê đại ngàn đến vương miện Á hậu
-
2025-05-28 14:46:00
Hơn 1.000 người mẫu đổ bộ casting cho Vietnam International Fashion Week 2025
-
2025-05-27 15:26:00
Đề xuất phân định thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, cấp xã trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch
Hiện tượng âm nhạc Billie Eilish làm nên lịch sử tại Lễ trao giải AMAs 2025
Bố con Soobin Hoàng Sơn hát xẩm, khuấy động đêm concert cá nhân đầu tiên tại Hà Nội
Họ nhà khoai không ngứa cũng lăn tăn
BlackPink sắp trở lại với đầy đủ 4 thành viên và ca khúc mới
Ý Nhi bất lợi khi “trắng tay” ở nhiều vòng thi phụ quan trọng tại Miss World
Vĩnh biệt huyền thoại của dòng phim tài liệu Marcel Ophuls
Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa cho lớp trẻ
Đột phá - Hành trình vượt qua nghịch cảnh của doanh nhân Hồ Văn Trung
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trái cây Nam Bộ 2025