Cuốn nhật ký không chỉ dành cho những ai yêu văn chương nói chung, yêu nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói riêng, mà còn là kho tư liệu quý giá để hiểu về thế hệ nhà văn tiền chiến.

Hé lộ nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng: Chân dung văn nhân tiền chiến

Cuốn nhật ký không chỉ dành cho những ai yêu văn chương nói chung, yêu nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói riêng, mà còn là kho tư liệu quý giá để hiểu về thế hệ nhà văn tiền chiến.

Hé lộ nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng: Chân dung văn nhân tiền chiến

Buổi ra mắt sách có sự tham gia của nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng, Tiến sỹ văn học Đỗ Thanh Nga, Tiến sỹ ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ (từ trái sang). (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngày 24/4, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt sách “Con đường văn sĩ” – nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng giai đoạn từ 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Cuốn sách do nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng biên soạn, chia thành 3 phần.

Bố cục cuốn sách cho thấy những chặng đường sự nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng với “Mộng văn chương” ở phần 1 khi chàng trai trẻ luôn bị “con ma văn chương ám ảnh,” cho đến phần 2 là khi ông có tác phẩm đầu tay “Đêm hội Long Trì” được in thành sách và phần 3 khi ông cho ra đời tác phẩm lớn trong sự nghiệp của mình: “Vũ Như Tô.”

Hé lộ nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng: Chân dung văn nhân tiền chiến

Tác phẩm gồm những trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Qua đó, độc giả cũng có thể biết được hành trình tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động yêu nước trước cách mạng của ông với phong trào Truyền bá quốc ngữ đến Hướng đạo rồi Văn hóa cứu quốc.

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng trong bước đầu đến với văn chương coi viết nhật ký là một cách rèn luyện cách viết văn. Không những vậy, ông quan niệm “Tôi đang chép nhật ký và suy xét mình, và tìm lấy một quan niệm về nhân sinh” (Nhật ký ngày 24/11/1938).

Theo Tiến sỹ ngôn ngữ Đỗ Anh Vũ, cuốn nhật ký hấp dẫn bởi cách viết ngắn gọn nhưng sống động, chi tiết chân thực giàu cảm xúc. Những trang nhật ký riêng tư của Nguyễn Huy Tưởng là những tư liệu quý giá, về đời sống xã hội, đời sống công chức và phần nào phác họa bức tranh văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

Hé lộ nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng: Chân dung văn nhân tiền chiến

Từ một cuốn nhật ký cá nhân, độc giả có thể hiểu thêm về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói riêng và thế hệ nhà văn tiền chiến nói chung. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thắng đánh giá: “Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, trong khi ghi lại cuộc đời mình với quá trình trước tác, hoạt động xã hội thì đồng thời, cũng phản ánh chính những sự kiện, phong trào mà ông là người trong cuộc.”

Tiến sỹ Đỗ Thanh Nga cho rằng cuốn nhật ký cho thấy sự trăn trở với nghề, với cuộc đời của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Bên cạnh chuyện văn chương, Nguyễn Huy Tưởng bộc bạch về lẽ sống, lẽ làm người. Vì ông coi viết nhật ký là cách để rèn viết văn khi dấn thân vào con đường văn chương nên câu chữ trong nhật ký cũng rất trau chuốt. Cuốn sách còn hé lộ những mối quan hệ, những chân dung của nhiều văn nghệ sỹ nổi tiếng thời ấy.

Do đó, tác phẩm không chỉ dành cho những ai yêu văn chương nói chung, yêu nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói riêng, đó còn là kho tư liệu quý giá để hiểu về thế hệ nhà văn tiền chiến./.

Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) đến với công việc viết văn khá muộn. Những năm tháng tuổi trẻ, ông tham gia các phong trào yêu nước của thanh niên, học sinh ở Hải Phòng; hoạt động truyền bá quốc ngữ, hướng đạo sinh. Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật. Tháng 8/1945, Nguyễn Huy Tưởng được cử tham dự Đại hội quốc dân ở Tân Trào. Cách mạng tháng Tám thành công, ông trở thành người lãnh đạo chủ chốt của hội Văn hóa cứu quốc và là Đại biểu Quốc hội khóa I năm 1946.

Nguyễn Huy Tưởng là người dẫn đoàn nhà văn đầu tiên lên Điện Biên Phủ (Tổ Điện Biên) kể từ sau ngày chiến sự; tham gia vào mọi công việc lao động thường nhật của các chiến sỹ xây dựng mảnh đất Tây Bắc lịch sử.

Ông là thành viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã đoạt nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật, đợt I, năm 1996. Ông là một trong những người sáng lập và là Giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: “Vũ Như Tô,” “Đêm hội Long Trì,” “Bắc Sơn,” “Sống mãi với Thủ đô.” Các độc giả nhỏ tuổi nhiều thế hệ, yêu quý ông qua các tác phẩm thiếu nhi đặc sắc: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng,” “Tìm mẹ,” “An Tư Công chúa,” “Cô bé gan dạ”...

Theo Vietnam+



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]