(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thông qua các phiên chợ ‘Đưa hàng Việt về nông thôn’ đã đẩy mạnh tuyên truyền cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’. Với những phiên chợ này, người tiêu dùng nông thôn được tiếp cận nguồn hàng chất lượng cao do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ những phiên chợ ‘Đưa hàng Việt về nông thôn’

(VH&ĐS) Thông qua các phiên chợ ‘Đưa hàng Việt về nông thôn’ đã đẩy mạnh tuyên truyền cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’. Với những phiên chợ này, người tiêu dùng nông thôn được tiếp cận nguồn hàng chất lượng cao do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất...

Người dân hưởng lợi, doanh nghiệp có cơ hội quảng bá sản phẩm...

Cũng qua phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” doanh nghiệp có điều kiện nghiên cứu nhu cầu, tập quán, khả năng tiêu dùng của người Việt, đặc biệt là nông thôn để điều chỉnh sản xuất, tổ chức kênh phân phối phù hợp, nâng cao thị phần tại thị trường nông thôn. Thực tế, nhiều năm qua, các phiên chợ này đã thực sự thu hút hàng trăm doanh nghiệp. Riêng trong năm 2016, toàn tỉnh đã tổ chức được 5 phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, mỗi phiên chợ có 20 doanh nghiệp tham gia, quy mô 30 gian hàng với doanh thu hơn 1 tỷ đồng. Nhìn chung, các gian hàng tham gia đều có sự chuẩn bị tốt, giới thiệu và quảng bá được các sản phẩm thế mạnh của đơn vị. Theo ông Phạm Đức Trí - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh: Về cơ bản, các đơn vị tham gia đáp ứng được phần nào nhu cầu về hàng tiêu dùng của người dân địa phương. Do mỗi đơn vị doanh nghiệp có mỗi loại sản phẩm riêng của mình giới thiệu tại phiên chợ nên mức độ cạnh tranh là hầu như không có. Còn mức độ cạnh tranh giữa đơn vị tham gia phiên chợ và các nhà cung cấp sản phẩm cùng loại trên thị trường thì tốt hơn nhiều điển hình là hàng tiêu dùng.

Cũng từ phiên chợ này, một số doanh nghiệp đã xây dựng được điểm bán lẻ hàng Việt tại địa phương, nơi tổ chức phiên chợ đó là Công ty Hóa mỹ phẩm Hòa Hợp, Tổ hợp tác Biên Thơm... Và không chỉ xúc tiến bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nhiều doanh nghiệp còn tự vận động bằng khả năng, thực lực để tự tổ chức các phiên bán hàng lưu động về vùng sâu, vùng xa mà trong đó hàng Việt chiếm hơn 90%, tiêu biểu là Công ty CP Thương mại Miền núi. Ngoài ra, trong năm 2016, công ty này đã tiến hành xây dựng 7 điểm bán hàng Việt Nam tại 7 siêu thị miền Tây.

Qua phiên chợ, đối tượng hưởng lợi đầu tiên chính là người tiêu dùng nông thôn. Ở đó, họ có điều kiện được tiếp xúc với nhiều loại hình doanh nghiệp, nhiều mặt hàng tiêu dùng phong phú của các doanh nghiệp Việt đó là từ thực phẩm, hóa mỹ phẩm đến hàng gia dụng, điện tử, nội thất gia đình... Họ có thể thực sự yên tâm vào các sản phẩm mà doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu với giá cả phải chăng, chất lượng đảm bảo... Niềm tin vẫn là điều quan trọng sau mỗi phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn”!

Điều khó sau mỗi phiên chợ

Theo các doanh nghiệp tham gia chương trình thì hoạt động thông tin tuyên truyền cho phiên chợ vẫn cần phải được đẩy mạnh và kéo dài (hiện mỗi phiên chỉ tổ chức trong 3 ngày) để mọi người dân trong vùng đều biết đến tầm vóc, quy mô và ý nghĩa của các phiên chợ. Cũng theo nhận định của các doanh nghiệp đây là một chương trình hay nhưng phần lớn doanh nghiệp tham gia đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu kinh phí để khảo sát, nghiên cứu thị trường... Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều người tiêu dùng vẫn còn hoang mang, lo lắng, có hay không hàng giả, hàng kém chất lượng trà trộn vào giữa các phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn”. Cũng theo ông Phạm Đức Trí: Rất khó trà trộn vì có sự kiểm soát chặt chẽ từ quản lý thị trường, từ các ban, ngành chức năng khác...

Được biết, trong năm 2017 này, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh cũng đang tổ chức triển khai chương trình phiên chợ hàng Việt với quy mô khoảng 40 gian hàng quy chuẩn tại 4 huyện miền núi Thường Xuân, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước trong đó sẽ đẩy mạnh quảng bá làng nghề thủ công truyền thống, các mặt hàng tiêu dùng thế mạnh của Thanh Hóa... Mới đây, UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch số 110 về việc xây dựng thí điểm 10 điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi” Tự hào hàng Việt Nam” nhằm hỗ trợ, hướng dẫn các điểm bán hàng Việt cố định, uy tín, chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đối tượng lựa chọn hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm là các DN, HTX, hộ kinh doanh, tiểu thương với mức hỗ trợ là 70 triệu đồng/điểm.

“Đưa hàng Việt về nông thôn” dễ mà khó, nếu như không gây dựng được lòng tin thì doanh nghiệp sẽ cũng rất khó đồng hành với người tiêu dùng mà mục đích mỗi phiên chợ là để giảm thiểu việc tiêu dùng hàng ngoại nhập, bài trừ hàng hóa kém chất lượng, nhập lậu...

Hoàng Việt Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]