(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhằm chia sẻ, động viên trước những mất mát, đau thương đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch vào lúc 20 giờ ngày 19-11 tại điểm cầu chính là Hội trường Thống Nhất (số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP HCM).

Hiểu về sự đau thương của hôm nay để sống có ích hơn cho tương lai

Nhằm chia sẻ, động viên trước những mất mát, đau thương đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch vào lúc 20 giờ ngày 19-11 tại điểm cầu chính là Hội trường Thống Nhất (số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP HCM).

Hiểu về sự đau thương của hôm nay để sống có ích hơn cho tương lai

Để tưởng niệm nạn nhân COVID-19, sẽ có việc tắt đèn, thắp nến trong phút giây tưởng niệm.

Nhìn lại hành trình

Ngày 23-1-2020 (tức 29 Tết Nguyên đán Canh Tý), tại Bệnh viện Chợ Rẫy ghi nhận 2 bệnh nhân COVID-19 trên lãnh thổ Việt Nam, là hai cha con người Vũ Hán (Trung Quốc). Phải qua hơn nửa năm, Việt Nam mới có ca tử vong đầu tiên vì COVID-19, là BN428 (70 tuổi, quê Quảng Ngãi) với tiền sử suy thận mạn, chạy thận 10 năm…

Với 23.476 ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cả nước có 2.532 trẻ em mồ côi (trong đó 81 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ vì COVID-19). Riêng TP Hồ Chí Minh có 2.151 trẻ em mồ côi

Những ngày đau thương nhất đã đi qua, nhưng đến hôm nay chúng ta vẫn đang chứng kiến sự mất mát hàng ngày, đồng bào ta vẫn phải ra đi vì đại dịch COVID-19. Chính điều đó làm ta lo âu, không biết bao giờ mới kết thúc những tháng ngày sống trong sợ hãi này.

Hiểu về sự đau thương của hôm nay để sống có ích hơn cho tương lai

Đại lễ kỳ siêu các nạn nhân tử vong trong đại dịch Covid-19 được tổ chức ở Việt Nam Quốc Tự (TP Hồ Chí Minh) vào ngày 18-11-2021.

Những nỗ lực

Tính đến hết ngày 18-11, Việt Nam đã đạt được tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 103.573.065 liều (tiêm 1 mũi là 65.772.961 liều, tiêm mũi 2 là 37.800.104 liều). Với tốc độ tiêm như hiện nay, nếu đủ vaccine để phân bổ cho các địa phương, Việt Nam sẽ nhanh chóng hướng tới mục tiêu phủ 70% dân số được tiêm vaccine phòng COVID-19. Để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế vừa yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố phải đề xuất nhu cầu cần cấp vaccine phòng COVID-19 từ nay đến cuối năm để bao phủ đủ mũi cho toàn bộ người từ 18 tuổi trở lên, và người từ 12-17 tuổi trên địa bàn.

Ngoài việc phủ vaccine, thời gian qua, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chủ động các chính sách hỗ trợ liên quan đến trẻ em, đặc biệt là trẻ em mồ côi vì COVID-19. Riêng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ các cháu mồ côi 5 triệu đồng, các cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ được tặng sổ tiết kiệm 20 triệu đồng.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có 2.151 trẻ em mồ côi cha, mẹ vì COVID-19 và gần 400 người cao tuổi sống neo đơn do mất con, mất người trực tiếp nuôi dưỡng, lâm vào hoàn cảnh khó khăn... đang xây dựng chính sách hỗ trợ trị giá hơn 26 tỷ đồng cho những đối tượng này.

Đối với người cao tuổi neo đơn có con, người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng tử vong do COVID-19 sẽ được hỗ trợ từ 480.000-1.000.000 đồng/người/tháng, tùy hoàn cảnh. Ngoài ra, người cao tuổi neo đơn còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, thẻ miễn phí đi lại phương tiện công cộng, vé vào cửa các khu vui chơi, giải trí, câu lạc bộ thể dục thể thao...

Đối với trẻ em mồ côi do dịch COVID-19, dự kiến hỗ trợ 2 mức 480.000/tháng và 800.000 đồng/tháng đến năm 18 tuổi tùy vào hoàn cảnh của từng em. Các em cũng được miễn học phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, cấp thẻ miễn phí khi đi lại bằng phương tiện cộng cộng, vé vào cửa các khu vui chơi giải trí, văn hóa, văn nghệ; tham gia các câu lạc bộ, thể dục thể thao, các lớp năng khiếu và các dịch vụ có thu phí...

“Không để ai bị bỏ lại phía sau” là chủ trương xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác an sinh xã hội, được cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội đặc biệt quan tâm và chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trong nhiều năm qua. Theo thống kê sơ bộ từ ngày 1/5 đến nay, số kinh phí và hiện vật ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19 từ các doanh nghiệp, cá nhân qua hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lên tới trên 21.000 tỷ đồng. Từ số kinh phí và hiện vật tiếp nhận được, đến nay Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phân bổ trên 18.000 tỷ đồng để trao tặng trên 3,9 triệu phần quà Đại đoàn kết, túi quà an sinh; hỗ trợ mua thiết bị vật tư y tế, hỗ trợ lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch; Quỹ vaccine phòng COVID-19 đã chi hơn 7.000 tỷ đồng theo chỉ đạo của Chính phủ.

Tin vào tương lai

Chính nhờ sự đoàn kết chung tay của cả hệ thống chính trị mà đến nay, Việt Nam đã chữa khỏi hơn 881.500 bệnh nhân COVID-19.

Chúng ta hôm nay còn được bình an là nhờ sự nỗ lực của cả xã hội, sự hy sinh quên mình của các chiến sĩ, y bác sĩ... nơi tuyến đầu chống dịch. Chúng ta còn được sống, còn có gia đình, cha mẹ, con cái xung quanh, điều đó có hạnh phúc nào bằng. Cho đến hiện tại, chưa ai có thể khẳng định chắc chắn dịch bệnh COVID-19 sẽ kết thúc trong một sớm, một chiều, ngay cả khi có đủ vắc xin cho người dân. Vì vậy, mỗi cá nhân không chỉ thực hiện nghiêm “Thông điệp 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế” để bảo vệ chính mình và cộng đồng; phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái; khơi dậy lòng yêu nước, thương nòi...

“Nghe hương bay trong gió thơm/ Thương ai qua bên kia trời/ Lời chưa nói với người ở lại/ Lời gửi gắm biết ngỏ cùng ai?... Xin dâng đây nén tâm hương/ Cho âm dương giao hòa/ Lời chưa nói, xin nhắn gửi/ Người còn sống, sống thay người nằm lại...”. Đó là thông điệp tích cực về trách nhiệm của người còn sống sẽ thay người đã khuất làm những điều thật ý nghĩa, gánh vác trọng trách như chăm sóc người già neo đơn, trẻ mồ côi trong ca khúc “Tiếng chuông ngân trong gió” của nhạc sĩ trẻ Nguyễn Bá Hùng.

Lễ tưởng niệm như một dịp để mọi người lắng lòng, xoa dịu những nỗi đau mất mát. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần nhìn lại hành trình đi qua những ngày đau thương để biết nâng niu trân trọng cuộc sống bình an mình đang có và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Kiều Huyền


Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]