Hội thảo “Họ Thịnh Việt Nam - Dòng họ vua ban: 300 năm hình thành và phát triển”
Vừa qua, tại Nhà thờ tổ dòng họ Thịnh (thôn Tây Sơn, xã Nga Hải, huyện Nga Sơn), Hội đồng gia tộc đã long trọng tổ chức Hội thảo “Họ Thịnh Việt Nam - Dòng họ vua ban: 300 năm hình thành và phát triển” kết hợp Lễ giỗ cụ tổ Mai Văn Nhượng - một dấu mốc thiêng liêng, thể hiện sự tri ân sâu sắc với tiền nhân và khẳng định giá trị bền vững của truyền thống họ tộc qua thời gian.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Ba thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày cụ tổ Mai Văn Nhượng - người con của làng Ninh Cường, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định - vượt muôn trùng gian khó để đến vùng đất Gò Bể (nay là xã Nga Hải, huyện Nga Sơn) khai cơ, lập nghiệp, kiến thiết cộng đồng. Những bước chân đi mở cõi năm xưa đã khởi dựng nên một dòng họ mang cốt cách kiên trung, nhẫn nại và nghĩa tình.
Đặc biệt, dưới thời Lê Hiển Tông (niên hiệu Cảnh Hưng 1740-1786), con cháu cụ tổ phục vụ trong đội quân “Túc vệ binh” đã lập được nhiều chiến công, được triều đình phong tước và sắc phong danh dự. Một sự kiện mang ý nghĩa vô cùng to lớn và hiếm có trong lịch sử các dòng họ Việt: Triều đình đã ban chiếu thư cho phép đổi từ họ Mai sang họ Thịnh - thể hiện sự thịnh vượng, phát triển, như một biểu tượng vinh danh công lao và đức độ của các thế hệ người họ Thịnh. Đó là phần thưởng thiêng liêng và là niềm tự hào cháy bỏng được lưu truyền trong ký ức hậu duệ suốt mấy trăm năm qua.
PGS. TS Thịnh Văn Vinh, Phó Trưởng khoa Kế toán kiêm Trưởng Bộ môn Kiểm toán Học viện Tài chính tham luận.
Hội thảo lần này không chỉ là dịp tưởng nhớ cội nguồn, mà còn là sự kiện trọng đại kết nối các chi họ trên khắp mọi miền đất nước và kiều bào ở năm châu - từ Nga Sơn (Thanh Hóa), Yên Khánh (Ninh Bình), Đông Anh (Hà Nội) đến Nhật Bản, Mỹ, Canada, Australia, Cộng hòa Pháp... tạo nên một cộng đồng hơn 5.000 thành viên thuộc 14 đời kế tục, cùng chia sẻ niềm tự hào chung về cội nguồn và hướng tới tương lai phát triển bền vững.
Bà Trịnh Thị Tâm - Thạc sỹ Hán nôm - Trung tâm nghiên cứu lịch sử và bảo tồn di sản Thanh Hoá tham luận
Tại hội thảo, các ý kiến tâm huyết của các giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu Hán Nôm đã góp phần làm sáng rõ bề dày truyền thống và những thành tựu đáng tự hào của dòng họ. Các tham luận đã tập trung nhấn mạnh tầm vóc lịch sử và ý nghĩa văn hóa của việc dòng họ được sắc phong từ triều đình; ứự lan tỏa và đóng góp to lớn của các chi họ trên khắp cả nước; vai trò của đoàn kết dòng tộc trong giữ gìn bản sắc và phát triển bền vững; định hướng kế thừa và phát triển dòng họ trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Hội thảo đã khơi dậy niềm tin, khát vọng, gắn kết các thế hệ, tiếp thêm động lực để họ Thịnh tiếp tục phát huy truyền thống, xây dựng dòng họ ngày càng vững mạnh, xứng đáng với di sản mà tổ tiên để lại. Truyền thống hiếu học, nhân ái, kiên cường vượt khó và đóng góp tích cực cho quê hương, đất nước chính là bản sắc quý giá mà dòng họ Thịnh luôn gìn giữ và phát huy qua từng thế hệ.
Thịnh Kiên (CTV)
{name} - {time}
-
2025-04-16 15:15:00
Quần thể di tích Tiên Lục đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
-
2025-04-16 09:36:00
Bàn cờ mới - Tương lai quan hệ quốc tế trong kỷ nguyên AI
-
2025-04-16 08:02:00
Khởi động dự án phim đặc biệt về huyền tích Chử Đồng Tử-Tiên Dung
Cuốn hồi ký đặc biệt về cuộc đời của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình
Nhiều tài liệu đặc sắc về cảng biển, vận tải biển lần đầu được công bố
“Luồng gió mới” trong việc nâng cao chất lượng văn hóa tại Vĩnh Lộc
Chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam
“Hóa” trong “tạp hóa” có nghĩa là gì?
Góp phần để Áo dài sớm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới
Thủ tướng gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
Xuất bản cuốn sách “Nam Bộ là thành đồng của Tổ quốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh