Khi nghề may về làng
Ngành dệt may, da – giày là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực, đang tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động và phát triển theo hướng ổn định, bền vững.
Nghề may phát triển tại xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa).
Theo đánh giá của Hiệp hội dệt may Thanh Hóa, hiện toàn tỉnh có 286 doanh nghiệp may, trong đó có 254 doanh nghiệp Việt Nam và 32 doanh nghiệp có vốn FDI. Hiệp hội có 171 doanh nghiệp là hội viên, tạo việc làm cho khoảng 47.743 lao động, mức lương bình quân hàng tháng là 6,5 triệu đồng/người. Khoảng 70% doanh nghiệp hội viên là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu đầu tư xưởng sản xuất tại các khu vực nông thôn, sử dụng nguồn lực tại địa phương. Hầu hết người lao động cho biết họ được hưởng lợi khi làm việc gần nhà, có thêm thu nhập. Sự phát triển của ngành dệt may, da giày đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, giảm nghèo, đóng góp ngân sách cho nhà nước.
Năm 2023, kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh, xung đột Nga và Ukraine kéo dài đã khiến giá một số mặt hàng thiết yếu như: năng lượng, lương thực tăng cao. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát nên người tiêu dùng đã phải thắt chặt chi tiêu dẫn đến cầu giảm. Với yếu tố trên, ngành dệt may năm 2023 dự kiến giảm khoảng 20 - 30% so với cùng kỳ, xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2023 có thể chỉ đạt khoảng 40 tỷ USD, giảm 15 - 20% so với năm 2022. Tuy nhiên theo báo cáo tình hình kinh tế trong 9 tháng năm 2023 của Hiệp hội, về sản xuất trang phục đạt 90% so với cùng kỳ, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là mặt hàng comple, quần áo đồng bộ, áo Jacket, quần dệt thoi trong quý III đạt 100% so với cùng kỳ, riêng mặt hàng áo sơ mi trong quý III giảm mạnh, chỉ đạt 30% so với cùng kỳ.
Nhiều năm về trước, ngành dệt may chưa phát triển nên người lao động tìm kiếm việc làm rất khó khăn, thậm chí phải đi làm ăn xa vào các tỉnh phía Nam. Nhưng nay, ở ngay trong tỉnh, khi trở thành công nhân ở các xưởng may trên địa bàn cũng có thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng, lao động chuyên cần có thể đạt 7 - 8 triệu đồng/tháng. Chị Lương Thị Hải ở xã Thọ Thanh (Thường Xuân) cho biết: "Trước đây, tôi phải gửi 2 đứa con ở nhà, nhờ ông bà chăm sóc để vào miền Nam kiếm việc. Nay có công ty may ở thị trấn nên vợ chồng tôi đã không phải đi xa, lại có mức lương ổn định nên chúng tôi có thêm điều kiện chăm sóc các con ăn học".
Được biết, do lợi thế của ngành may nên trong XDNTM nhiều xã, huyện, thị đã dành quỹ đất thành lập các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp về địa phương mở ngành may. Bên cạnh đó không ít các con em thành đạt đã trở về quê hương phát triển nghề may tạo thêm nhiều việc làm. Nghề may về làng đã góp phần nâng cao thu nhập của người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nên diện mạo mới cho khu vực nông thôn.
Bài và ảnh: Minh Vũ
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:29:00
Giải mã bí ẩn về vùng "tam giác tử thần” trên gương mặt mỗi người
-
2024-11-21 15:39:00
Nét đẹp nghề cói trên vùng đất Nga Sơn
-
2023-11-26 15:01:00
Khi đảng viên tiên phong phát triển kinh tế
Bảo vệ môi trường trong trường học và câu chuyện ý thức
Phát triển điện năng lượng mặt trời mái nhà
“Điểm tựa” thoát nghèo của bà con vùng cao Quan Sơn
Những bước chân đến trường của học sinh vùng cao
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Ma túy “thế hệ mới” - nguy cơ tấn công học đường
Nữ doanh nhân xây dựng sản phẩm OCOP trên quê hương
Lộc Sơn: Hỗ trợ sinh kế, giúp giảm nghèo bền vững
Nhớ về đồng đội N43 - P37 làm nhiệm vụ Quốc tế tại nước bạn Lào