(vhds.baothanhhoa.vn) - Không có nhiều khác biệt giữa việc giương buồm xuyên qua đại dương và việc bước vào đại học”. Bởi đích đến chính là mục đích nghề nghiệp, nơi khởi hành chính là lĩnh vực học tập phù hợp. Bản đồ và la bàn chính là bản kế hoạch nghề nghiệp tương lai. Học sinh tốt nghiệp THPT và những tân sinh viên phải biết bạn muốn gì và phải làm sao để đạt mong muốn đó. Nếu bản thân còn mơ hồ, các bạn trẻ hãy tìm đến lời khuyên trách nhiệm và đầy kinh nghiệm của GS John Vũ trong cuốn “Khởi hành”.

“Khởi hành” - hành trình thông thái dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam

Không có nhiều khác biệt giữa việc giương buồm xuyên qua đại dương và việc bước vào đại học”. Bởi đích đến chính là mục đích nghề nghiệp, nơi khởi hành chính là lĩnh vực học tập phù hợp. Bản đồ và la bàn chính là bản kế hoạch nghề nghiệp tương lai. Học sinh tốt nghiệp THPT và những tân sinh viên phải biết bạn muốn gì và phải làm sao để đạt mong muốn đó. Nếu bản thân còn mơ hồ, các bạn trẻ hãy tìm đến lời khuyên trách nhiệm và đầy kinh nghiệm của GS John Vũ trong cuốn “Khởi hành”.

“Khởi hành” - hành trình thông thái dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam

Ngay đầu cuốn sách, tác giả - GS John Vũ đã chỉ ra rằng: khoảng cách giữa các nhà tuyển dụng và các nhà giáo dục ngày càng tăng. Bằng kinh nghiệm thực tiễn và trí tuệ của mình, GS John Vũ đã cho rằng: Tháo gỡ vấn đề không phải là tạo thêm nhiều việc làm mà là cung cấp sự đào tạo tốt hơn giúp thanh niên có các kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Với quan điểm “sinh viên là tương lai của xã hội”, “Nếu sinh viên không được đào tạo để đáp ứng các nhu cầu và chuyển biến với tốc độ ngày càng cao của xã hội thì mọi thiệt hại của chúng ta phải gánh chịu không phải chỉ gói gọn trong một hoặc vài thế hệ”, để không còn có những cố chấp trong tư duy của nhiều thanh niên, trong nhiều gia đình và cũng là gợi mở về một hành trình thông thái dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam, cuốn “Khởi hành” đã ra đời như vậy.

Tốt nghiệp trung học xong, ta nên làm gì? Từ thực tiễn giảng dạy của mình, GS John Vũ bao giờ cũng khuyên thanh niên nên vào đại học để được giáo dục một cách bài bản. Dẫn số liệu thống kê ở Chính phủ Mỹ, một nhân viên có bằng đại học thu nhập trung bình nhiều hơn một nhân viên không có bằng cấp tới 60%. Thống kê còn cho biết: Những người có bằng cấp thường khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn và nói chung là hạnh phúc hơn.

Ở một góc độ nhìn nhận vừa thông thái vừa điềm đạm, GS John Vũ nhấn mạnh một lần nữa: “Vào đại học hay không là quyết định của bạn, tùy thuộc vào khả năng và mong đợi. Nếu bạn không thể tự mình xác định rằng bản thân có gì, muốn trở thành người như thế nào và sẽ phát triển ra sao thì không có bất cứ giáo dục nào có thể giúp bạn thành công trong thế giới này".

Nỗi canh cánh của nhiều học sinh, tân sinh viên và các gia đình đó là sự lựa chọn ngành, trường đại học. Có một thực tế là không ai đủ sự trải nghiệm để trưởng thành và biết điều mình thực sự muốn là gì khi còn là học sinh trung học. Do vậy, ở ngưỡng cửa này rất cần sự tư vấn, trao đổi, cung cấp thông tin từ phía phụ huynh đến con cái họ. Phần còn lại nằm trong chướng ngại ở tâm trí học sinh, sinh viên. Vậy nên các bạn trẻ hãy tự đặt câu hỏi thật nhiều: hãy hỏi mình thực sự đam mê điều gì, hãy biết bản thân mình có năng lực thực sự ở lĩnh vực nào và tương lai mình muốn trưởng thành và cống hiến cho xã hội ở ngành nghề nào?

Làm thế nào để chọn trường đại học phù hợp với bản thân? Đây cũng là vấn đề rất thiết thực với các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam. GS John Vũ đã nêu lên những chỉ dẫn đáng chú ý như: uy tín của chương trình đào tạo chuyên ngành, quy mô của trường, các hoạt động xã hội của trường, lĩnh vực học tập hoặc chuyên môn bản thân cần theo đuổi và đam mê với ngành nghề bản thân chọn. Một khuyến nghị nhỏ là hãy nên tới thăm trường trực tiếp và hãy nhớ rằng đây chính là nơi bạn gắn bó một quãng thời gian học tập vất vả.

Hãy tìm đến những thông tin mới nhất tổng hợp về thị trường việc làm nơi bạn sinh sống và có ý định làm việc, hãy tự hỏi bản thân sở trường và sở thích của mình. Sau khi căn cứ các yếu tố đó, hãy tự tin quyết định trường mình theo học đại học và ngành nghề mình sẽ tích lũy trong các năm ở giảng đường...

Theo khuyến cáo của GS John Vũ, sinh viên đại học thường không được tuyển dụng vì hai lý do: Một là họ không có đủ tri thức và kỹ năng và thứ hai là họ không biết họ muốn gì trong lĩnh vực mà họ theo học.

Nhiều năm dạy đại học, GS John Vũ đã nhận ra rằng: Những sinh viên giỏi và thành công có một điểm chung: Đều có kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng và tuân thủ bản kế hoạch này một cách cẩn thận. Rõ ràng không có con đường tắt cho người thành công và với sinh viên cũng vậy. Hãy có la bàn và bản đồ của đời mình và tuân thủ nó như một thuyền trưởng khắt khe nhất và người chèo thuyền thông thạo nhất. Đồng thời hãy chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ và không ngừng nỗ lực đạt điều bản thân mong muốn!

GS John Vũ - người nổi tiếng từng là kỹ sư trưởng của tập đoàn Boeing Mỹ, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học Đại học Carnegie Mellon; có tác phẩm “Hành trình về Phương Đông”. Dưới bút danh Nguyên Phong, ông có nhiều tác phẩm về văn hóa tâm linh được yêu mến như: “Ngọc sáng trong hoa sen”, “Đường mây qua xứ Tuyết”, “Dấu chân trên cát”... và mới đây nhất là bộ “Muôn kiếp nhân sinh”. “Khởi hành” là cuốn trong bộ sách chắp cánh cho tuổi trẻ Việt Nam, được tuyển chọn từ các bài viết tâm huyết của ông với thế hệ trẻ nước nhà trên trang blog của ông (science-technology.vn).

Nguyễn Hường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]