(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Kinh doanh online - chuyện tưởng chừng khó mà chưa bao giờ dễ đến vậy. Dù trong tay không một đồng vốn nhưng ai cũng có thể khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người thành công nhưng cũng không ít người dính bẫy lừa, gặp rủi ro vì tất cả mọi thứ đều diễn tra trên môi trường ảo - mạng online!

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kinh doanh online: Không ít bẫy lừa và rủi ro

(VH&ĐS) Kinh doanh online - chuyện tưởng chừng khó mà chưa bao giờ dễ đến vậy. Dù trong tay không một đồng vốn nhưng ai cũng có thể khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người thành công nhưng cũng không ít người dính bẫy lừa, gặp rủi ro vì tất cả mọi thứ đều diễn tra trên môi trường ảo - mạng online!

Thời đại số, hầu như ai cũng dễ dàng lập cho mình một tài khoản mạng xã hội, tiếp cận các nguồn hàng thông qua vài cú click và bắt đầu rao bán. Hàng có sẵn hay không có sẵn đều được, miễn là có nhiều lượt tiếp cận bài đăng và có khách tìm đến.

Khởi nghiệp đơn giản. Không cần vốn trong tay, mặt bằng, lặn lội đi tìm nguồn hàng và nếu muốn quảng cáo phải bỏ ra kinh phí. Một bạn sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập, đăng kí làm cộng tác viên và bán hàng order (hàng đặt theo yêu cầu khách). Một mẹ bỉm sữa có nhiều thời gian nhập hàng về và bán online (bán qua mạng internet). Quy trình mua và bán hầu như chỉ diễn ra trên mạng xã hội giữa các tài khoản với nhau và dựa trên cơ sở duy nhất đó là lòng tin. Khách hàng dựa vào thông tin và ảnh chụp hàng hóa, xem phản hồi của các khách hàng đã mua trước đó và sự cam kết của người bán để quyết định mua hay không. Còn người bán thì có thể nắm đằng chuôi bằng cách yêu cầu khách chuyển khoản trước khi chuyển hàng hoặc đồng ý hình thức thanh toán khi nhận hàng để thu hút nhiều khách hàng đến với mình hơn.

Câu chuyện sẽ rất bình thường khi người bán bán hàng đúng với chất lượng đã quảng cáo và người mua nhận hàng, thanh toán đúng như đã hẹn. Nhiều người đã từ việc bán hàng order hay bán online với mục đích “cho vui” hay vì sở thích mà trở thành “hot facebook” hay “hot instagram” - những tài khoản nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ mặt hàng kinh doanh được nhiều người biết tới, được hàng nghìn, hàng triệu khách hàng kết bạn, theo dõi và hái tiền từ việc kinh doanh này.

Tuy nhiên, tỷ lệ rủi ro vẫn khá cao đối với cả người mua và người bán online. Ví dụ, người bán rao hàng thật bán hàng dởm, hàng không đúng với hình ảnh; người mua đặt hàng và chọn thanh toán khi nhận nhưng sau đó thì cố tình không nhận hàng khiến hàng bị chuyển hoàn và chi phí vận chuyển người bán phải chịu... Có rất nhiều trường hợp đã xảy ra trong thực tế khiến nhiều người phải thốt lên rằng từ nay không dám mua gì qua mạng, mà cứ phải thấy tận mắt, sờ tận tay cho an tâm!

Hàng loạt các mạng xã hội có độ bao phủ toàn cầu trở thành môi trường kinh doanh online hiệu quả nhưng kéo theo là bất cập trong quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là những câu chuyện thường gặp và có thể gặp ở bất cứ đâu. Nghiêm trọng hơn, hiện nay còn có hình thức lừa đảo qua việc mua bán trực tuyến. Các đối tượng lạm dụng việc dễ dàng tạo dựng một cửa hàng online trên mạng để copy ảnh hàng hóa, rao bán trên tài khoản ảo không có thông tin cá nhân hoặc có thông tin nhưng là giả mạo để lừa khách chuyển tiền vào tài khoản, sau đó khóa/chặn tài khoản người mua nhằm chiếm đoạt số tiền. Không dừng lại ở vài trăm nghìn đồng, nhiều đối tượng giả danh bán buôn để lừa được một lúc nhiều hơn tiền hàng hóa của khách sỉ mà người dùng Facebook mang tên Chu Thùy Dung là một trong những nạn nhân: “Tìm kiếm mối sỉ trên Facebook và thấy một tài khoản đăng giá sỉ rất rẻ, nghĩ mình tìm được mối tận gốc không qua trung gian nên tôi không ngần ngại đặt hàng với số lượng lớn và kết quả là sau khi chuyển tiền hàng tôi bị facebook đó chặn liên lạc. Khi đó tôi mới biết mình bị lừa”. Cùng chung cảnh ngộ, trên một diễn đàn chuyên về bán buôn, rất nhiều người phản ánh mình bị lừa theo cách thức trên và không biết làm như thế nào để tìm ra thông tin của kẻ lừa đảo.

Nhằm quản lý hiệu quả hình thức kinh doanh online, Nhà nước đã có nhiều nghị định, thông tư quy định riêng về lĩnh vực này. Tuy nhiên, do đây là hình thức kinh doanh mới phổ biến trong khoảng chục năm trở lại đây nên trên thực tế luật vẫn đi sau một bước. Không chỉ thất thu về thuế đối với thương mại điện tử mà việc quản lý thông tin người bán, chất lượng hàng hóa cũng là một lỗ hổng để nhiều kẻ lợi dụng. Vì vậy, một trong những điều cấp bách đối với việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử đó chính là siết chặt hiệu lực quản lý nhằm thiết lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thương mại điện tử phát triển.

Nguyên Mai



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]