Lễ hội làng Phú Khê: Rước thần về thăm mẹ
Sau Lễ hội kỳ phúc vào tháng hai âm lịch, người dân làng Phú Khê (xã Hoằng Phú, Hoằng Hoá) lại náo nức chuẩn bị cho hội làng diễn ra từ ngày 22 đến 23/4 âm lịch tại hai xã Hoằng Phú, Hoằng Quý.
Tam quan đình Phú Khê (xã Hoằng Phú) - nơi thờ hai vị thành hoàng làng Chu Minh và Chu Tuấn.
Lễ hội diễn ra tại đình Phú Khê - nơi thờ hai vị Thành hoàng làng là Chu Minh - Chu Tuấn đã có công phù trợ vua Lý dẹp giặc.
Lễ hội làng Phú Khê tuy không được biết đến rộng rãi như lễ hội kỳ phúc, nhưng không vì thế mà mất đi sự nhộn nhịp, nhiệt thành của người dân trong công tác chuẩn bị.
Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phú Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Vào trước ngày diễn ra lễ hội, các thôn, làng nhộn nhịp chuẩn bị lễ vật, từ cỗ chay đến cỗ mặn để dâng cúng. Phần lễ diễn ra vào ngày 22/4 âm lịch, long đình của lưỡng cảnh thành hoàng làng được rước từ đình làng về chùa Bảo Phúc (xã Hoằng Quý) và để lại một đêm. Long đình sẽ được rước đi trên một dải lụa vàng thêu hình rồng, phượng, được các Phật tử khéo léo tạo thành một cây cầu dài, bắc từ đình làng đến chùa Bảo Phúc. Theo tục lệ, con trai sẽ luồn qua cầu 7 vòng, con gái sẽ luồn qua cầu 9 vòng để cầu cho bản thân có một năm may mắn, sức khỏe và hạnh phúc".
Các Phật tử đội dải lụa vàng tạo thành cây cầu để nhị vị thành hoàng làng đi lên. Ảnh: Làng Phú Khê cung cấp
Bên cạnh đó, có một sự kiện mang đậm dấu ấn tâm linh diễn ra trong khi rước long đình của nhị vị thành hoàng làng, mà theo ông Lê Bá Dũng, chủ tế cho biết: “Khi rước long đình từ đình làng Phú Khê về chùa Bảo Phúc, long đình di chuyển rất nhanh. Thế nhưng, ngày hôm sau, khi rước trở lại đình làng thì long đình lại di chuyển dùng dằng, phải rất khó khăn thì kiệu phu mới rước được long đình trở về”.
Ông Dũng giải thích rằng thần muốn về thăm mẹ, và về rồi chẳng muốn rời, nên việc rước long đình mới diễn ra như vậy.
Ngoài ra, long đình của 2 thần Chu Minh và Chu Tuấn cũng được rước quanh làng để thần quan sát cảnh sắc và con dân cả thôn làng.
Tục rước Thần về chùa lễ Phật, lễ mẹ không chỉ là một nghi lễ, mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, nhấn mạnh sự quan trọng của việc ghi nhớ công lao và ơn dưỡng dục của các bậc sinh thành, cũng như khuyến khích tinh thần đoàn kết và lòng nhiệt thành đối với xóm làng.
Màn rước long đình trong ngày hội làng Phú Khê luôn được người dân mong chờ nhất. Ảnh: Làng Phú Khê cung cấp
Nếu phần lễ trang trọng, chỉn chu, thì phần hội lại vui tươi, đầy sắc màu với nhiều trò chơi dân gian, văn nghệ, thể thao quần chúng như đạp đu, kéo co, nấu cơm thi, bịt mắt bắt vịt, đập niêu đất...
Lễ hội tháng tư làng Phú Khê từ bao đời đã trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống, không chỉ là dịp để dân làng kỷ niệm và tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống, còn là biểu tượng sống động của sự đoàn kết và lòng yêu thương giữa những người dân trong làng.
Lan Chinh
{name} - {time}
-
2024-11-21 09:06:00
Trao giải các tiết mục xuất sắc nhất Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024
-
2024-11-21 09:04:00
Xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới với Óc Eo-Ba Thê
-
2024-05-13 14:31:00
Liên hoan phim AI hé lộ một tương lai mới của ngành điện ảnh thế giới
Khơi thông nguồn lực xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao
Thí sinh phi giới tính người Thụy Sĩ giành chiến thắng tại Eurovision 2024
Vĩnh biệt Nghệ sỹ Nhân dân Tường Vi, ‘Cô gái vót chông’ của dòng nhạc cách mạng
Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024
Việt Nam được đề cử ở nhiều hạng mục của World Travel Awards 2024
Võ Nguyên Giáp - hào khí vang vọng đến muôn đời
“Lung tung” và “Linh tinh”
Không gian du lịch đặc sắc tại các tuyến phố đi bộ
Westlife trở lại Việt Nam với “The Hits Tour 2024”