(vhds.baothanhhoa.vn) - “Mặt vuông chữ điền” là gì? Trong Hán tự, chữ điền là loại chữ tượng hình, trông tựa như một thửa ruộng nước vuông vức, trong đó lại được chia ra nhiều thửa để tiện canh tác.

Mặt vuông chữ điền

“Mặt vuông chữ điền” là gì? Trong Hán tự, chữ điền là loại chữ tượng hình, trông tựa như một thửa ruộng nước vuông vức, trong đó lại được chia ra nhiều thửa để tiện canh tác.

Mặt vuông chữ điền

Thành ngữ gốc Hán có câu Diện phương như điền, nghĩa là Mặt vuông như chữ điền. Hán ngữ đại từ điển giảng như sau: "Mặt vuông chữ điền: Khuôn mặt giống như hình chữ điền, ngày xưa mê tín cho rằng đó là tướng người phú quý. Xuất xứ sách Nam Tề Thư, truyện Lý An Nhân viết: Vua kinh ngạc nhìn An Nhân nói: Khanh mặt vuông chữ điền, ấy là tướng được hưởng phú quý".

Trong tiếng Việt, “Mặt vuông chữ điền” thường chỉ người đàn ông khôi ngô, khỏe mạnh, nam tính. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên - Trung tâm từ điển học Vietlex) giảng là “khuôn mặt vuông vắn, cương nghị của người đàn ông [tựa như chữ điền trong tiếng Hán]” và lấy ví dụ: “Từ khuôn mặt vuông chữ điền, ngăm ngăm bánh mật, (...) đến cái dáng người tầm thước tuy hơi đẫy một chút, tất cả ở người bác đều tỏa ra một cái gì trang nghiêm khiến nó phải sợ sệt, kính nể.” (Nguyễn Đình Lạp). Đồng nghĩa: mặt chữ điền”.

Tuy nhiên, “mặt chữ điền” không chỉ mô tả vẻ đẹp cương nghị của người đàn ông, mà có lẽ do ảnh hưởng về phép “nhân tướng học” của Trung Quốc, nên người Việt cũng cho rằng “mặt chữ điền” (đầy đặn, cân đối, phương phi) là quý tướng, phú quý tự nhiên mà đến. Và dân gian Việt Nam có câu “Mặt vuông chữ điền, hết tiền lại có”.

Về cơ sở khoa học của nhân tướng học, thì người có mặt vuông chữ điền, đầy đặn, cân đối, biểu hiện cho nội lực thâm hậu, có bản lĩnh, thông minh, sáng láng. Ngược lại người có khuôn mặt mặt choắt, thường thể hiện sự ốm yếu, thiếu khí chất và bản lĩnh. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào tướng mạo cũng đi liền với phẩm chất, bởi chuyện thành đạt, phú quý, hay nghèo hèn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, cả chủ quan và khách quan. Có người “mặt vuông chữ điền”, “mặt vuông tai lớn”, “tai to mặt lớn”, diện mạo phương phi, đẹp đẽ mà vẫn cổ cày vai bừa, cả đời nghèo khổ. Bởi vậy, dân gian mới có câu chế giễu “Mặt vuông chữ điền, đồng tiền chẳng có” là vậy.

Mẫn Nông



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]