(vhds.baothanhhoa.vn) - Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở tái chế nhựa, bao bì thuộc địa phận xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn diễn ra nhiều năm qua. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được xử lý triệt để, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cần xử lý triệt để các cơ sở tái chế nhựa, bao bì tại xã Thái Hòa

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở tái chế nhựa, bao bì thuộc địa phận xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn diễn ra nhiều năm qua. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được xử lý triệt để, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Là xã nông thôn mới, kinh tế chủ yếu sản xuất kinh doanh, buôn bán. Đến nay, xã Thái Hòa có gần 30 cơ sở tái chế bao bì. Theo phản ánh, các cơ sở này hoạt động theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún, mang tính chất hộ gia đình. Đáng nói, vị trí các cơ sở này đều nằm xen kẽ trong khu dân cư, hệ thống nước thải không được xử lý triệt để, trang thiết bị sơ sài, thiếu thốn, được chủ hộ vô tư xả thẳng ra ngoài môi trường, men theo con mương trong xã.

Trong khi nguồn nước sử dụng lấy từ dòng sông Nhơm, nguyên liệu đầu vào là các phế phẩm từ vỏ bao xi măng, lưới nhựa, đồ gia dụng bằng nhựa thải... được nhiều hộ gia đình thu mua từ các đại lý trong và ngoài tỉnh về sơ chế, sản xuất. Qua khảo sát, hầu hết các cơ sở giặt, tái chế bao bì trên địa bàn xã không có hồ sơ, thủ tục về bảo vệ môi trường, sử dụng đất sai mục đích khi hoạt động; lấn chiếm hành lang sông Nhơm.

Nước thải tại nhiều cơ sở tái chế thải trực tiếp ra ngoài môi trường.

Một người dân tại đây cho hay, hàng ngày khi cơ sở hoạt động đốt nguyên liệu đều thải ra không khí, môi trường xung quanh nhiều khói, nồng nặc mùi khét rất khó chịu, hơn nữa nguồn nước thải lại xả thẳng ra ngoài. Do nằm trong khu dân cư, mỗi khi các cơ sở này hoạt động, cuộc sống người dân bị đảo lộn nghiêm trọng.

Được biết, nguồn chất thải trong quá trình sản xuất tại các cơ sở này chủ yếu là nước thải, chất thải rắn, trong khi đó rác thải công nghiệp (nilon, dây buộc, sơ sợi bao bì...) thu gom, tập kết trong khuôn viên xưởng sản xuất, nhiều cơ sở còn ngang nhiên đổ ra ven bờ sông Nhơm, gây bồi lấp, ô nhiễm nguồn nước... Nhiều cơ sở thu gom bằng hình thức chụp hút, thải ra môi trường theo ống khói cao khoảng 5m; lưới nhựa đốt thủ công, không có biện pháp xử lý; mùi cháy khét nồng nặc tạo ra từ khu vực gia nhiệt tạo hạt nhựa; công nhân không trang bị đầy đủ bảo hộ lao động; nguyên liệu để ngoài trời không có kho chứa; phế phẩm bao bì được chất đống dọc khu vực đê sông Nhơm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Nhiều diện tích hoa màu, nước nuôi trồng thủy sản đứng trước nguy cơ không thể sản xuất, nuôi trồng.

Người dân đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương sớm tìm cách di dời các cơ sở này nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường,song đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]