(vhds.baothanhhoa.vn) - Giảm phát thải Bắc Trung bộ là đề án đầu tiên về chi trả dựa vào kết quả giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam được xây dựng nhằm đóng góp cho mục tiêu của Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng (viết tắt là NRAP) gắn với cải thiện đời sống cộng đồng dân cư và người dân địa phương sống phụ thuộc vào rừng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đề án giảm phát thải Bắc Trung bộ

Giảm phát thải Bắc Trung bộ là đề án đầu tiên về chi trả dựa vào kết quả giảm phát thải khí nhà kính ở Việt Nam được xây dựng nhằm đóng góp cho mục tiêu của Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng (viết tắt là NRAP) gắn với cải thiện đời sống cộng đồng dân cư và người dân địa phương sống phụ thuộc vào rừng.

Trước đó, Việt Nam đã và đang có một số chương trình/dự án về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng (viết tắt là REDD+) có thể giúp cung cấp các bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng cũng như kế hoạch chia sẻ lợi ích của đề án.

Đề án được thực hiện ở 6 tỉnh Bắc Trung bộ là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong giai đoạn chi trả 7 năm (2018 - 2025), xuống 20% so với mức tham chiếu, tức là giảm phát thải 25 triệu tấn khí CO2. Trong đó,10,3 triệu tấn CO2 có thể sẽ nhận được khoản lợi ích các-bon từ nguồn chi trả dựa vào kết quả từ Quỹ đối tác các-bon trong lâm nghiệp của Ngân hàng Thế giới với đơn giá khoảng 5 USD/tấn. Theo đó, đề án sẽ tiếp cận nguồn tài chính khoảng 51,5 triệu USD từ nguồn quỹ này và được chi trả cho các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư khu vực miền núi tại 6 tỉnh Bắc Trung bộ.

Chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư khu vực miền núi tại 6 tỉnh Bắc Trung bộ được hưởng lợi khi tham gia dự án.

Những lợi ích Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (BST), giai đoạn 2018 - 2025 đó là: Chi trả bảo đảm công bằng, đóng góp cho việc cải thiện sinh kế của cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng; hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng. Mức hưởng lợi của các tỉnh dựa vào tỷ lệ đóng góp kết quả giảm phát thải, được điều chỉnh bằng tỷ lệ rừng tự nhiên của tỉnh so với tổng diện tích rừng tự nhiên của toàn vùng... Đồng thời, dự án cũng khuyến khích các bên, nhất là cộng đồng dân cư sống ở địa bàn lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ hợp tác tích cực trong quản lý tài nguyên rừng thông qua các hoạt động và được hưởng lợi một cách công bằng và minh bạch. Đề án cũng góp phần thực hiện thí điểm các nguồn lực đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải. Theo đó, các đối tượng được áp dụng là các Ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các địa phương, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình,... thuộc 6 tỉnh thực hiện đề án.

Các chủ rừng, cộng đồng, hộ gia đình, tổ chức, cá nhân khi tham gia đề án được tham vấn khi xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật khi thực hiện các gói hoạt động; được cung cấp trước và đầy đủ thông tin liên quan đến việc chia sẻ lợi ích, tham gia bình đẳng vào quá trình ra quyết định về chia sẻ lợi ích; hưởng lợi ích tương ứng với kết quả công việc đã thực hiện và trách nhiệm được giao (theo kết quả hợp tác); được quyền khiếu nại và nhận thông tin phản hồi trực tiếp khi có những mâu thuẫn, bất cập phát sinh và được phản hồi theo quy định. Bên cạnh đó,chủ rừng, cộng đồng, hộ gia đình, tổ chức, cá nhân khi tham gia đề án phải thực hiện nghiêm túc các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng nêu trong kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của pháp luật; tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng tài chính cho việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và chia sẻ lợi ích; giám sát, kiểm tra chéo việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện đầy đủ các giải pháp đảm bảo an toàn; phát hiện, báo cáo và ngăn chặn kịp thời đối với những người bên ngoài vào phá rừng, xâm hại rừng trên địa bàn.

Để thực hiện đề án này cần có sự chung tay của cả cộng đồng. Tại các tỉnh, UBND tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Sở NN&PTNT trong việc tổ chức lựa chọn địa bàn thí điểm; phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện cung cấp thông tin dữ liệu về tình hình phát triển KT-XH, thực trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp, tổ chức giám sát đánh giá việc thực hiện chia sẻ lợi ích tại địa bàn tỉnh theo quy định tại quyết định này và hướng dẫn của Tổng cục Lâm nghiệp.

Đối với cấp huyện, chỉ đạo các phòng có liên quan cung cấp thông tin dữ liệu về tình hình phát triển KT-XH, chỉ đạo, giám sát thực hiện, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại trong quá trình chia sẻ lợi ích tại các đơn vị cơ sở trên địa bàn huyện. Đối với cấp xã có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cộng đồng và các bên liên quan xây dựng và triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức giám sát, nghiệm thu cấp cơ sở và trực tiếp giải quyết các vi phạm liên quan đến pháp luật bảo vệ và phát triển rừng theo thẩm quyền. Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn xã, cộng đồng người dân trong các thôn tích cực tham gia thực hiện bảo vệ và phát triển rừng vì mục tiêu của đề án nói riêng và REDD+ nói chung. Hàng năm, tổ chức sơ kết, đánh giá tiến độ thực hiện đề án và chia sẻ lợi ích. Chủ tịch xã hoặc phó chủ tịch xã là chủ tài khoản chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và thực hiện hợp phần 1 ở cấp xã và cử cán bộ đầu mối phụ trách việc thực hiện đề án và BSP ở cấp xã.

Xuân Anh


Xuân Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]