(vhds.baothanhhoa.vn) - Sổ tay là tài liệu hướng dẫn thực tế giúp các đơn vị thực hiện tuân thủ các quy định của Ngân hàng Thế giới về đảm bảo an toàn môi trường và xã hội theo khung quản lý môi trường và xã hội của đề án.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ: Hoàn thiện sổ tay hướng dẫn đảm bảo an toàn về môi trường và xã hội

Sổ tay là tài liệu hướng dẫn thực tế giúp các đơn vị thực hiện tuân thủ các quy định của Ngân hàng Thế giới về đảm bảo an toàn môi trường và xã hội theo khung quản lý môi trường và xã hội của đề án.

Với sự hỗ trợ của Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon của rừng ở Việt Nam - giai đoạn 2” do Quỹ Đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, sau hơn 2 năm chuẩn bị và hoàn thiện các tài liệu kỹ thuật theo yêu cầu của WB, Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ, giai đoạn 2018 - 2025, chuyển sang giai đoạn chi trả dựa vào kết quả lần thứ nhất vào cuối năm 2020. Một trong những yêu cầu bắt buộc của WB khi thực hiện đề án là phải áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn về môi trường và xã hội, theo đó Sổ tay hướng dẫn đảm bảo an toàn về môi trường và xã hội (Gọi tắt là Sổ tay) đã được hoàn thiện để đưa vào sử dụng cho các bên tham gia trong đề án.

Sổ tay là tài liệu hướng dẫn thực tế giúp các đơn vị thực hiện tuân thủ các quy định của Ngân hàng Thế giới về đảm bảo an toàn môi trường và xã hội theo khung quản lý môi trường và xã hội của đề án. Đối tượng trực tiếp sử dụng sổ tay là các đơn vị tham gia thực hiện đề án, các cán bộ làm việc và liên quan tới nội dung đảm bảo an toàn môi trường và xã hội tại các tỉnh; cán bộ thuộc ban quản lý dự án, các ban quản lý rừng và công ty lâm nghiệp tham gia thực hiện đề án. Mục đích chung của Sổ tay là nhằm hướng dẫn người sử dụng thực hiện khung quản lý môi trường và xã hội đảm bảo rằng những tác động xấu đến môi trường và xã hội sẽ được phòng tránh hoặc được giảm nhẹ hoặc bồi thường một cách thích hợp. Các mục tiêu cụ thể làthiết lập các thủ tục và phương pháp rõ ràng để đánh giá môi trường và xã hội, xem xét, phê duyệt và triển khai thực hiện các biện pháp can thiệp; xác định vai trò, trách nhiệm phù hợp và phác thảo các thủ tục báo cáo cần thiết, để quản lý và giám sát các mối quan tâm về môi trường và xã hội.

Lực lượng chức năng cùng chung sức thực hiện đề án giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ.

Thanh Hóa đã đăng ký tham gia đề án với hơn 240 nghìn ha rừng, trong đó có 8 nhóm hoạt động trực tiếp đóng góp giảm phát thải là: bảo vệ diện tích rừng tự nhiên thường xanh hiện có; trồng làm giàu rừng tự nhiên nghèo; trồng rừng sản xuất gỗ lớn (chu kỳ dài); tái trồng rừng phòng hộ, đặc dụng; chuyển đổi rừng trồng chu kỳ ngắn sang chu kỳ dài; bảo vệ rừng phòng hộ ven biển; tái trồng rừng chắn cát ven biển.

Mặc dù, các công cụ đảm bảo an toàn về môi trường và xã hội của đề án đã được xây dựng, khung quản lý xã hội và môi trường cũng đã được xây dựng và hoàn thiện, trong đó đã xác định được các nguy cơ tiềm ẩn và các giải pháp tác động đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường và xã hội. Nhưng vẫn còn nhiều mối quan ngại về các rủi ro khi thực hiện các nhóm hoạt động và các giải pháp can thiệp sẽ có xung đột, mâu thuẫn lợi ích giữa các bên liên quan, đặc biệt đối với cộng đồng dân cư sở tại, những tác động tiêu cực về môi trường như phát triển rừng trồng dẫn đến mất rừng tự nhiên, chuyển đổi rừng trồng chu kỳ ngắn sang chu kỳ dài... Do đó, đòi hỏi các bên liên quan tham gia thực hiện đề án bên cạnh việc tuân thủ thực hiện các nội dung trong Sổ tay còn phải có các kế hoạch, chiến lược lồng ghép với các nội dung khác trong các chương trình, dự án khác liên quan như: nâng cao nhận thức và năng lực; kế hoạch liên kết phát triển rừng trồng gắn với cấp chứng chỉ FSC; gắn cơ chế chia sẻ lợi ích trong REDD+ với công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng, cải thiện sinh kế... nhằm đảm bảo ổn định hệ sinh thái rừng, ổn định cuộc sống của cộng đồng, hạn chế thấp nhất các áp lực lên đề án. Trong đó cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật...

Giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ sẽ kết thúc vào cuối tháng 6 năm nay và chuyển sang giai đoạn lập hồ sơ hồi tố chi trả lần thứ nhất, dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 7/2020. Tuy nhiên, Sổ tay lại mới được hoàn thiện, nên tin chắc rằng nhiều địa phương, đơn vị, đặc biệt là các chủ rừng nhà nước trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được tiếp cận nhiều và đầy đủ, do đó khả năng áp dụng Sổ tay ngay vào thực tế của đơn vị sẽ gặp nhiều khó khăn, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng nhận chi trả theo đúng kế hoạch của đề án tại 6 tỉnh Bắc Trung bộ nói chung và trên địa bàn toàn tỉnh nói riêng.

Để tiếp cận và sớm thực hiện chi trả REDD+ có hiệu quả, Sở NN&PTNT cần khẩn trương hướng dẫn các địa phương, đơn vị và các chủ rừng tiếp cận ngay Sổ tay để nghiên cứu và triển khai thực hiện ngay khi được Bộ NN&PTNT phê duyệt. Đồng thời, các địa phương, các sở, ban, ngành và của cộng đồng cần có sự vào cuộc tích cực và có trách nhiệm trong tiến trình thực hiện các hoạt động REDD+ trên địa bàn nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả và thành công mục tiêu giảm phát thải theo đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ mà tỉnh Thanh Hóa đã cam kết tham gia.

Cường Tâm


Cường Tâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]