(vhds.baothanhhoa.vn) - Để người dân thực hiện tốt các biện pháp xử lý nguồn nước ăn uống, đảm bảo an toàn thực phẩm và xử lý đúng về vệ sinh môi trường sau mưa lũ, Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa xin khuyến cáo cách xử lý môi trường sau mưa lũ:

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hướng dẫn xử lý môi trường sau mưa lũ

Để người dân thực hiện tốt các biện pháp xử lý nguồn nước ăn uống, đảm bảo an toàn thực phẩm và xử lý đúng về vệ sinh môi trường sau mưa lũ, Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa xin khuyến cáo cách xử lý môi trường sau mưa lũ:

Xử lý nước ăn uống

Đối với nước dùng để ăn uống, trong trường hợp giếng nước bị ngập mà không có nước mưa để sử dụng thì phải xử lý nước bị ngập để dùng. Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.

Người dân có thể dùng phèn chua với số lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút để cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

Nếu không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong.

Sau khi nước đã được làm trong cần tiến hành khử trùng nước. Có thể khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi. Đối với hộ gia đình, thường khử trùng nước bằng Cloramin B. Một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20 lít nước trong.

Đối với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng cần khử trùng bằng hoá chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, Clorua vôi) và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

Người dân cần lưu ý, nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho sinh hoạt nhưng vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được.

Ngoài các biện pháp xử lý nước như trên, hộ gia đình có thể sử dụng thêm thiết bị lọc để xử lý nước.

An toàn vệ sinh thực phẩm

Trong thời gian ngập lụt, các loại lương thực, thực phẩm rất dễ bị hư hỏng hoặc ô nhiễm bởi hóa chất độc, vi sinh vật gây bệnh. Vì vậy, các loại thực phẩm phải được nấu chín trước khi ăn, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, nên ăn ngay sau khi nấu.

Người dân không ăn rau sống lấy từ vùng ngập lụt. Trong trường hợp không có điều kiện đun nấu, tốt nhất là sử dụng các loại mỳ ăn liền đóng gói, thức ăn đóng hộp, nước uống đóng chai còn nguyên vẹn. Các nguồn thực phẩm cứu trợ phải có nguồn gốc và còn hạn sử dụng.

Xử lý rác

Tại những nơi cao ráo mà người dân sơ tán tạm thời có thể đào hố để chứa rác, mỗi ngày sử dụng rắc lên một lớp đất. Sau khi không sử dụng nữa phải chôn lấp cẩn thận với lớp đất dày 40cm và lèn thật chặt.

Nếu thời gian ngập lụt kéo dài, có thể tổ chức các ghe, thuyền thu gom rác về xử lý tập trung.

Xử lý gia súc, gia cầm

Trong khi ngập lụt, gia súc gia cầm phải được quản lý chặt chẽ, không thả rông tránh làm ô nhiễm môi trường; làm vệ sinh chuồng trại và tẩy uế hàng ngày bằng các loại hóa chất thông thường như vôi bột, Cloramin B.

Nếu thấy gia súc, gia cầm có biểu hiện mắc bệnh phải cách ly hoặc đem tiêu hủy (chôn hoặc đốt) theo đúng quy định.

Xử lý phân người

Đối với các hộ gia đình, cần tận dụng những chỗ đất cao, chưa bị ngập, đào những hố tiêu tạm thời. Những hố tiêu này nên nằm cách xa nguồn nước, nhà ở để hạn chế sự phát tán của mầm bệnh. Khi sử dụng xong phải dùng tro hoặc đất lấp lại, khi kết thúc sơ tán phải lèn đất thật chặt.

Th.s Đinh Ngọc Quý (PGĐ TTYTDP Thanh Hóa)


Th.s Đinh Ngọc Quý (PGĐ TTYTDP Thanh Hóa)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]