(vhds.baothanhhoa.vn) - Với trọng tâm thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua Agribank Thanh Hóa đã luôn sát cánh cùng người dân trong việc tập trung vốn vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu cũng như có những chính sách sẻ chia với người chăn nuôi trong dịch tả lợn châu Phi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Agribank Thanh Hóa chia khó cùng người nông dân

Với trọng tâm thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua Agribank Thanh Hóa đã luôn sát cánh cùng người dân trong việc tập trung vốn vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu cũng như có những chính sách sẻ chia với người chăn nuôi trong dịch tả lợn châu Phi.

Khi đồng vốn gieo trái ngọt

Trực tiếp theo chân cán bộ Agribank trong hành trình tìm đến khách hàng là những nông dân chân đất làm giàu từ vốn vay, chúng tôi mới cảm nhận hết được những nỗ lực từ những người truyền tải vốn vay cũng như thành quả, niềm vui mà khách hàng có được. Mô hình trang trại tổng hợp của ông Trương Ngọc Linh (xã Yên Lâm, huyện Yên Định) là một trong những điển hình về hiệu quả của nguồn vốn vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Sau nhiều năm công tác tại địa phương, về nghỉ chế độ ông Linh lại là một trong những người xung kích đi đầu trong phong trào làm giàu từ mảnh đất quê hương. Với 30 năm là khách hàng thân thiết của Agribank, từ những ngày đầu với vài triệu đồng vốn vay, ông Linh đã đào ao, thả cá, cải tạo đồng hoang. Đến nay, vốn vay có lúc lên tới gần cả tỷ đồng, ông đã và đang tạo công ăn, việc làm cho trên dưới 10 lao động thường xuyên với mức lương từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng.

Hiện trong tay ông Linh có hàng nghìn gốc cây ăn quả như cam, bưởi, ổi, thanh long... và 50 ha ao nuôi thả cá. Ước tính chỉ riêng cây ăn quả mỗi năm cho ông thu nhập 1,5 tỷ đồng; ao nuôi thả cá khoảng hơn 1 tỷ đồng. Nói vui mà thật, cán bộ ngân hàng gọi ông là “ông nông dân tiền tỷ”.

Hiệu quả từ nguồn vốn vay Agribank cho nhiều mô hình thành công.

Cũng giàu lên từ nguồn vốn vay của Agribank, ông Trần Sỹ Dược (xã Yên Phong, huyện Yên Định) là một trong những điển hình kinh tế của địa phương. Với vốn vay 650 triệu đồng từ ngân hàng nông nghiệp, ông Dược đã đầu tư chuồng trại chăn nuôi, con giống. Đến nay, ông Dược có trong tay 17 nghìn con gà. Mỗi năm ông xuất bán từ 4 đến 5 lứa. Thu nhập từ chăn nuôi gà, lợn mỗi năm cho ông thu nhập cả tỷ đồng. Khi được hỏi về hiệu quả nguồn vốn vay, ông Dược lại đánh giá thái độ, tinh thần phục vụ nhiệt huyết của cán bộ ngân hàng trước tiên. Nhờ thái độ nhiệt tình, tạo niềm tin tuyệt đối chính là chìa khóa giúp ông mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư. Ông Dược vui vì mỗi khi cần vốn quay vòng trong đầu tư gối vụ, vốn vay của ngân hàng truyền tải đáp ứng kịp thời.

Và chung tay, sẻ chia kịp thời

Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của dịch tả lợn châu Phi khiến những người chăn nuôi thiệt hại nặng nề, và Agribank với sứ mệnh “tam nông” không thể đứng ngoài cuộc.

Đàn lợn của gia đình chị Hoàng Thị Xuân (thôn Bái Trung, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc) bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi khiến gần 100 con buộc phải tiêu hủy. Vốn vay ngân hàng còn chưa kịp trả, thu nhập từ lứa lợn mới không còn khiến kinh tế gia đình chị gặp vô vàn những khó khăn. Tuy nhiên, sau khi cán bộ ngân hàng Agribank đến rà soát, thông báo sẽ xem xét, cơ cấu lại thời gian trả nợ và cho vay mới đối với những khách hàng có nhu cầu tiếp tục đầu tư, chuyển đổi mô hình sản xuất khiến gia đình chị an lòng.

Chị Xuân cho biết, từ năm 2016, gia đình chị Xuân nhận 1 ha đất cấy lúa kém hiệu quả của xã chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi tổng hợp. Từ nguồn vốn tự có của gia đình và nguồn vốn vay của Agribank - Chi nhánh huyện Hậu Lộc, gia đình chị đã đầu tư chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, vịt.

Theo thống kê của Agribank Hậu Lộc, trong tổng số hơn 5.000 khách hàng trên địa bàn vay vốn để phát triển chăn nuôi lợn, tổng dư nợ đến ngày 20/9 đạt 304 tỷ đồng thì có 38 khách hàng bị thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi với tổng dư nợ 743 triệu đồng. Ngay sau khi xảy ra bệnh dịch trên địa bàn, bám sát chỉ đạo của cấp trên, ngân hàng đã chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời xem xét, cơ cấu lại thời gian trả nợ và cho vay mới đối với những khách hàng có nhu cầu tiếp tục đầu tư, chuyển đổi mô hình sản xuất.

Được biết, giải pháp chung tay của Agribank Hậu Lộc cũng chính là tinh thần chỉ đạo chung của Agribank Thanh Hóa trước dịch tả lợn châu Phi.

Những tháng cuối năm 2019, Agribank Thanh Hóa tiếp tục tập trung ưu tiên vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó, ưu tiên phát triển tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hướng đến xuất khẩu; chú trọng đầu tư cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]