(vhds.baothanhhoa.vn) - Năm 2018, với Agribank Thanh Hóa được xem là một năm đánh dấu “mốc son” của chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển. Với vai trò, sứ mệnh là người bạn đồng hành, sát cánh cùng “Tam nông”, Agribank Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực trong hoàn thiện, phát triển thêm các dịch vụ, tiện ích mà còn đi đầu trong cải tổ, rút gọn thủ tục hồ sơ; rút ngắn khoảng cách giữa ngân hàng với người dân; xây dựng, tạo niềm tin vững chắc thông qua các hoạt động an sinh xã hội, tri ân khách hàng thường niên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Agribank Thanh Hóa: Một năm nhiều dấu ấn

Năm 2018, với Agribank Thanh Hóa được xem là một năm đánh dấu “mốc son” của chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển. Với vai trò, sứ mệnh là người bạn đồng hành, sát cánh cùng “Tam nông”, Agribank Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực trong hoàn thiện, phát triển thêm các dịch vụ, tiện ích mà còn đi đầu trong cải tổ, rút gọn thủ tục hồ sơ; rút ngắn khoảng cách giữa ngân hàng với người dân; xây dựng, tạo niềm tin vững chắc thông qua các hoạt động an sinh xã hội, tri ân khách hàng thường niên.

Năm 2018 với mốc son kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển của Agribank Thanh Hóa.

Từ mốc son 30 năm xây dựng và phát triển

Ông Trịnh Ngọc Thanh - Giám đốc Agribank Thanh Hóa khẳng định: Năm 2018 là năm ghi dấu chặng đường 30 năm xây dựng và trưởng thành của Agribank Thanh Hóa. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank Thanh Hóa xác định những mục tiêu lớn phải ưu tiên, đó là: Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, là người bạn đồng hành thuỷ chung và tin cậy của hàng triệu hộ gia đình, cá nhân và hàng nghìn doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Phát triển không ngừng hệ thống công nghệ hiện đại đi đôi với đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ khách hàng. Luôn quan tâm, đảm bảo lợi ích cho người lao động và cho khách hàng; nỗ lực phấn đấu cùng hệ thống tạo dựng hình ảnh, thương hiệu Agribank bền vững và vươn xa trên bước đường hội nhập kinh tế quốc tế...

Từ một ngân hàng khi mới thành lập, nguồn vốn chỉ vỏn vẹn 6 tỷ đồng và dư nợ 13 tỷ đồng, trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Agribank Thanh Hóa đã vươn lên trở thành ngân hàng thương mại có quy mô huy động vốn và dư nợ lớn nhất tỉnh. Đến nay, chi nhánh đã có mạng lưới hoạt động rộng khắp trong tỉnh với tổng số 69 chi nhánh và phòng giao dịch; 49 máy ATM và gần 300 điểm chấp nhận thẻ. Hiện có tới gần 70% các hộ gia đình và hơn 30% các doanh nghiệp trên địa bàn đang có quan hệ giao dịch với Agribank Thanh Hoá. Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 25.500 tỷ đồng; chiếm 33% thị phần huy động vốn. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 30.600 tỷ đồng; chiếm 34% thị phần dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm tới hơn 90% tổng dư nợ, với hơn 250 nghìn khách hàng vay vốn...

Không chỉ giữ vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank Thanh Hóa còn luôn đi đầu thực hiện các hoạt động an sinh, từ thiện xã hội. Hàng năm, bằng việc đẩy mạnh huy động vốn, phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng và đẩy mạnh đầu tư phát triển KT-XH, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Đồng thời Agribank Thanh Hóa luôn tích cực tham gia công tác từ thiện và an sinh xã hội, làm tròn trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng. Hàng năm, cán bộ viên chức đóng góp hàng tỷ đồng để làm từ thiện, chi nhánh đã nhận phụng dưỡng 21 Mẹ Việt Nam anh hùng; tài trợ hàng trăm tỷ đồng để xây dựng nhà tình nghĩa (gần 100 nhà), công trình an sinh xã hội (22 công trình) là các trạm y tế, trường học...

Với những thành tích đó, Agribank Thanh Hóa xứng đáng đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước, Cờ thi đua của Chính phủ và của UBND tỉnh cũng như nhiều phần thưởng cao quí khác.

Đến vị thế của ngân hàng số 1 trong mắt người dân

Với vai trò là người bạn đồng hành, thủy chung với nông nghiệp, nông thôn, nông dân, thời gian qua Agribank Thanh Hóa đã không ngừng cải thiện, cải tổ trong công tác hoạt động tín dụng. Đặc biệt với việc đẩy mạnh gia tăng tiện ích, tiện lợi từ dịch vụ ngân hàng điện tử; nâng hạn mức cho vay cũng như khai trương và đưa vào sử dụng hàng loạt các điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng... Qua đó, khẳng định vị thế của ngân hàng số 1 trong mắt người dân.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng, Agribank Thanh Hóa đã không ngừng mở rộng, đa dạng các sản phẩm tiện ích, đầu tư công nghệ, phát triển hệ thống máy ATM, các điểm thanh toán qua thẻ, qua mã QR Code... Trong đó, dịch vụ đến từ AgriBank E-Mobile Banking và AgriBank Internet Banking là hai trong các dịch vụ ngân hàng điện tử được AgriBank cung cấp dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, mang đến rất nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng như, dịch vụ phi tài chính; dịch vụ tài chính; dịch vụ về thanh toán QR Code...

Mới đây nhằm đẩy mạnh đầu tư tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã nhận được nhiều ý kiến đánh giá cao từ ngân hàng. Cụ thể, đổi mới nâng hạn mức cho vay tối đa không có tài sản bảo đảm của một số đối tượng khách hàng lên gấp hai lần mức cho vay cũ để phù hợp với yêu cầu thực tế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp được nâng từ mức vay 50 triệu đồng trước đây lên 100 triệu đồng; cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn được nâng từ mức vay tối đa 100 triệu đồng trước đây lên 200 triệu đồng...

Một dấu ấn khác trong năm 2018 của Agribank Thanh Hóa là việc khai trương và đưa vào sử dụng mô hình điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng. Tiện ích thấy rõ của mô hình này đó là việc người dân không còn phải lặn lội hàng chục cây số đường đồi dốc lởm chởm từ vùng sâu, vùng xa xuống phố huyện để được tiếp cận với ngân hàng Agribank như trước. Với mô hình điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng (hay còn gọi là “ngân hàng di động”) từ Agribank đã lăn bánh đến tận những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhất với nhiều tiện ích, tiện dụng phục vụ bà con dân bản, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa người nông dân với ngân hàng.

Ông Trần Văn Thành - Phó Giám đốc Agribank Thanh Hóa cho biết, với mục tiêu mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho người dân, sau khi khai trương và đưa vào sử dụng mô hình phòng giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng tại 2 huyện Ngọc Lặc và Quảng Xương, trong năm 2019, sau khi tiếp tục bổ sung thêm xe chuyên dùng từ Agriank Việt Nam, Agribank Thanh Hóa sẽ triển khai mới tại 2 huyện khác với 20 điểm được bổ sung, nâng số điểm giao dịch bằng xe lưu động trên địa bàn tỉnh lên hơn 40 điểm.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]