Bộ Công Thương đang xây dựng chương trình hành động tổng thể, toàn diện, tập trung vào công tác cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan, doanh nghiệp và người dân, giúp mọi thành phần của nền kinh tế nắm bắt các nội dung, cam kết, trách nhiệm và đặc biệt là tập trung làm rõ các cơ hội, thách thức trong Hiệp định EVFTA.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động nắm bắt, khai thác hiệu quả những cơ hội từ EVFTA

Bộ Công Thương đang xây dựng chương trình hành động tổng thể, toàn diện, tập trung vào công tác cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan, doanh nghiệp và người dân, giúp mọi thành phần của nền kinh tế nắm bắt các nội dung, cam kết, trách nhiệm và đặc biệt là tập trung làm rõ các cơ hội, thách thức trong Hiệp định EVFTA.

Cần xây dựng chương trình hành động tổng thể nắm bắt cơ hội, thách thức của EVFTA (Ảnh minh họa: K.D)

Thông tin được đưa ra tại hội nghị “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA): Các cam kết quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và những điều cần lưu ý”, diễn ra ngày 21/8, do Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định: Nông nghiệp luôn là lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm, đồng thời là lĩnh vực sẽ quyết định sự thành công trong công tác hội nhập và phát triển bền vững của Việt Nam. Do đó, trong các chương, nội dung cơ bản của các FTA đều có những nội dung quan trọng về mở cửa thị trường, tạo điều kiện ưu đãi cho nông nghiệp. Chẳng hạn như khi EVFTA có hiệu lực vào đầu năm 2020, sẽ có khoảng 70,3% các dòng thuế xuất khẩu nông thủy sản sang EU sẽ về 0% và sau 7 năm, 99,7% dòng thuế sẽ được hưởng thuế 0%...

“Tuy năm 2018, Việt Nam đã có những thành tựu vượt bậc về xuất khẩu nông sản, nhưng tính trong 7 tháng đầu năm 2019, khi kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 23,03 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ thì kim ngạch xuất khẩu nhóm các mặt hàng nông sản giảm tới 8,2%. Có thể thấy, xuất khẩu nông sản đã và đang gặp không ít rào cản, khó khăn. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành chương trình hành động để triển khai FTA này, đồng thời, tiếp tục củng cố nội lực cho cộng đồng doanh nghiệp”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, để khai thác hiệu quả những lợi thế từ EVFTA, ngay từ đầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động coi thị trường là mệnh lệnh của sản xuất. Sản xuất liên kết chuỗi, chú ý từ công đoạn nguyên liệu, chế biến cho đến sản xuất thị trường. Tuy nhiên trong thời gian tới sẽ làm quyết liệt, cụ thể hơn cho từng ngành hàng, lĩnh vực thông qua sự phối hợp với các hiệp hội ngành hàng ở từng địa phương.

“Chưa bao giờ có FTA nào chưa được phê chuẩn mà đã nhận được sự quan tâm, quyết liệt triển khai như EVFTA. Trước đây, các Hiệp định khác cứ ký xong là xong, tự chuyển đổi, nhưng nay đã khác nên cần sự chuẩn bị kỹ càng. Đặc biệt, với EVFTA, lĩnh vực nông nghiệp được hưởng nhiều lợi thế trong xuất khẩu và hầu hết các nhóm thuế đều đưa về 0% trong một lộ trình ngắn nhất” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Nêu lợi ích chiến lược và các khuyến nghị cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết: Với hàng nông sản, EU dành tổng lượng hạn ngạch 80.000 tấn/năm đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm, thuế trong hạn ngạch là 0%. Các sản phẩm rau củ quả tươi và chế biến, nước hoa quả, hoa tươi cơ bản xóa bỏ thuế ngay. Riêng với hàng thủy sản, 50% dòng thuế xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực (hiện thuế suất phần lớn là 6-22%); 50% số dòng thuế còn lại về 0% sau 3-7 năm... Theo ông Lương Hoàng Thái, để làm được, doanh nghiệp cần chủ động nắm vững các cam kết của Việt Nam và đối tác, thay đổi tư duy, chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng Việt Nam sẽ phải đảm bảo tuân thủ các quy định khác về sở hữu trí tuệ, lao động, minh bạch hóa thông tin; đồng thời tuân thủ các quy định của các nước nhập khẩu, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, lao động. Trong khi đó, ngành nông nghiệp vẫn còn manh mún, doanh nghiệp chưa có sự liên kết chặt chẽ, hệ thống phân phối trong nước thiếu liên kết nên sẽ phải nỗ lực rất nhiều để khắc phục các điểm yếu này.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]