(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Xác định xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một trong những giải pháp quan trọng trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, những năm gần đây các cấp ủy, chính quyền huyện Thọ Xuân đã có nhiều đổi mới trong công tác XKLĐ, số lượng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển biến mới trong xuất khẩu lao động ở Thọ Xuân

(VH&ĐS) Xác định xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một trong những giải pháp quan trọng trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, những năm gần đây các cấp ủy, chính quyền huyện Thọ Xuân đã có nhiều đổi mới trong công tác XKLĐ, số lượng lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Để công tác XKLĐ đạt được kết quả cao, huyện Thọ Xuân xác định công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của người dân, đồng thời thành lập Ban chỉ đạo đẩy mạnh công tác XKLĐ, phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo dõi, đôn đốc các xã điều tra, rà soát, lập danh sách dự báo nguồn lao động và số lao động có nhu cầu đi XKLĐ hàng năm để có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề bổ sung cho nguồn lao động xuất khẩu.

Bên cạnh đó, huyện đã giao chỉ tiêu cụ thể cho các xã, thị trấn tuyển dụng những lao động có nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu công việc. Đến nay, toàn huyện có hơn 2.000 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Riêng năm 2016 đã đưa được 453 người đi XKLĐ, vượt hơn 100 người so với kế hoạchvà 6 tháng đầu năm 2017 đã có hơn 100 lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài. Số tiền mà lao động gửi về qua Ngân hàng NN&PTNT Thọ Xuân hàng trăm tỷ đồng (chưa kể qua các kênh khác). Từ nguồn vốn này, các hộ đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, mở thêm các cơ sở sản xuất mới, thu hút nhiều lao động vào làm việc. Đặc biệt, nhiều hộ có người đi XKLĐ kinh tế gia đình đã trở lên khá và vươn lên làm giàu.

Xã Thọ Trường được đánh giá là một trong những địa phương có phong trào đi XKLĐ tốt của huyện. Chị Nguyễn Thị Thu - cán bộ chính sách của xã này cho biết: Ngoài chính sách của huyện hỗ trợ cho lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài là 3 triệu đồng/lao động, xã Thọ Trường còn có chính sách riêng như hỗ trợ cho lao động với mức từ 500 nghìn - 1 triệu đồng được trích từ ngân sách xã, đồng thời còn tổ chức thuê xe đưa đón lao động đi khám sức khỏe, hay tư vấn tuyển dụng... Chính sự quan tâm đó, mấy năm trở lại đây, phong trào XKLĐ của Thọ Trường đã đạt được những kết quả nhất định.Hiện địa phương có hàng chục lao động đang làm việc tại các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... với mức thu nhập bình quân hàng chục triệu đồng/tháng.

Điển hình như gia đình anh Trịnh Đạo Nam, thôn 5, trước đây kinh tế gia đình thuộc diện khó khăn nhưng sau khi được tạo điều kiện chođi XKLĐ tại Hàn Quốc với thời hạn là 3 năm. Sau hơn 1 năm chăm chỉ làm việc tại xứ người, anh Namđã gửi tiền về cho gia đình được 240 triệu đồng. Hay như trường hợp anh Nguyễn Đức Cảnh cũng đi XKLĐ tại Hàn Quốcnhưng có tháng anh gửi tiền về cho gia đình với số tiền lên đến 70 triệu đồng...

Nhờ XKLĐ các hộ dân đã có căn nhà khang trang.

Ông Trương Hùng Thanh - Trưởng phòng LĐ,TB&XH huyện Thọ Xuân cho biết: Đạt được những kết quả trên là do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, nhất là trong việc lựa chọn những doanh nghiệp có kinh nghiệm, có uy tín về địa phương để tư vấn, tuyển dụng lao động; đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua nhiều hình thức, trong đó lấy điển hình là những thôn, xã có phong trào đi XKLĐ và những người đã từng đi xuất khẩu để chứng minh cho những người chưa đi; khi có trường hợp khúc mắc, gặp rủi ro trong XKLĐ, thì các DN và Ban chỉ đạo XKLĐ huyện bàn bạc một cách tích cực để giải quyết có lý, có tình với người lao động.

Với mục tiêu mỗi năm đưa được 500 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, thời gian tới huyện Thọ Xuân tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và huyện về hoạt động XKLĐ. Phối hợp với các doanh nghiệp có uy tín, năng lực, kinh nghiệm XKLĐ giới thiệu về các xã thực hiện việc tuyển lao động. Tổ chức các hội nghị tư vấn, khuyến khích các lao động, gia đình có lao động ở nước ngoài bảo lãnh, giới thiệu, giúp đỡ lao động địa phương đi XKLĐ. Đồng thời, phối hợp với ngành ngân hàng tăng cường trách nhiệm, hướng dẫn, hỗ trợ vay vốn cho người lao động bảo đảm thuận tiện, nhanh chóng, đúng quy định của Nhà nước. Các cơ quan, đơn vị của huyện, xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi để lao động tiếp cận đầy đủ thông tin và nhu cầu của thị trường lao động.

Cùng với các giải pháp trên, huyện phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp XKLĐ được giới thiệu tuyển dụng tập trung làm tốt công tác giáo dục định hướng, đa dạng hóa các hình thức đào tạo để người lao động được trang bị đầy đủ kiến thức, ngoại ngữ, có tay nghề vững vàngđáp ứng nhu cầu thị trường có thu nhập cao. Quan tâm và kịp thời giải quyết những vướng mắc, rủi ro nếu có trong quá trình thực hiện hợp đồng đưa lao động đi làm việc ngoài nước; Tiếp tục duy trì ổn định thị trường truyền thống, đồng thời khai thác thị trường mới; Tăng cường quản lý nhà nước về công tác XKLĐ trên địa bàn huyện.

Minh Xuyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]