(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực thi (từ ngày 01/7/2011), công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, chỉ đạo, từng bước nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển biến tích cực sau 7 năm triển khai Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Từ khi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực thi (từ ngày 01/7/2011), công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh đã được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, chỉ đạo, từng bước nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Từ năm 2012 đến năm 2015, hàng năm, Sở Công thương tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới - 15/3, với các hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo, treo băng rôn... Từ năm 2016 đến năm 2018, hàng năm, UBND tỉnh Thanh Hóa đều tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (giao Sở Công thương thực hiện).

Bên cạnh đó, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Hội thường xuyên phối hợp với Sở Công thương và các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người tiêu dùng, kịp thời tư vấn cách giải quyết các khiếu nại và hỗ trợ giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng; tham gia góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Sau 10 năm tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tạo nên những chuyển biến tích cực về nhận thức và thay đổi hành vi của người tiêu dùng.

Sau 7 năm thực thi Luật, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tỉnh đã dần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, người tiêu dùng cũng đã hiểu và ý thức hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của chính mình. Ông Nguyễn Văn Thức - Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công thương cho biết: Các doanh nghiệp đã thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định; niêm yết công khai giá bán hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, xuất hóa đơn bán lẻ cho người tiêu dùng; tư vấn, hướng dẫn sử dụng sản phẩm; thông báo đầy đủ, chính xác cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch... Đối với người tiêu dùng cũng đã nắm, hiểu rõ được việc lựa chọn tiêu dùng hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kiểm tra hàng hóa khi giao nhận, yêu cầu xuất hóa đơn bán lẻ, yêu cầu đổi trả hàng hóa nếu bị lỗi...

Sau 10 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (2009 - 2019) và sau 7 năm thực hiện Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng (2011 - 2018), các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đăng 681 tin, bài liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, treo hơn 1.000 băng rôn, 1.000 cờ phướn trên các tuyến đường chính của tỉnh và các siêu thị, trung tâm thương mại; phát 19.800 tờ rơi tuyên truyền cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Sở Công thương thường xuyên chỉ đạo Cục Quản lý Thị trường tỉnh phối hợp với Sở Tài chính tăng cường công tác quản lý thị trường, giá cả, đồng thời phối hợp với các ngành, đơn vị chức năng tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại. Thời gian qua, các ban, ngành chức năng đã kiểm tra, kiểm soát 51.038 vụ, xử lý vi phạm hành chính 42.497 vụ, thu phạt nộp ngân sách Nhà nước 137,725 tỷ đồng.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh còn những khó khăn khi nhận thức của một bộ phận người tiêu dùng còn hạn chế, khi quyền lợi bị xâm phạm không biết phản ánh với cơ quan nào; tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không giảm mà ngày càng nhiều và tinh vi hơn. Một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vẫn chưa ý thức được trách nhiệm của mình hoặc vì cái lợi trước mắt mà cố tình phớt lờ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh đối với người tiêu dùng...

Bên cạnh đó, chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mặc dù đã ban hành đồng bộ, nhưng có những quy định còn chưa được thực thi, chưa thực sự đi vào cuộc sống; không có bộ phận và cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mà chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức bảo vệ người tiêu dùng và kỹ năng tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng trong việc nâng cao kiến thức pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhất là chính quyền cấp xã, còn mơ hồ về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nên chưa chủ động trong công tác kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong khi đó, kinh phí bố trí cho nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn hạn chế, có huyện chưa bố trí kinh phí, hoặc có huyện, thị xã đã bố trí kinh phí nhưng còn hạn hẹp...

Thụy Du


Thụy Du

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]