(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Để có căn cứ khoa học trước khi đưa cây mắc ca trồng đại trà ở những vùng đất thích hợp, năm 2015 Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai mô hình trồng thử nghiệm loại cây này ở 8 huyện trong tỉnh. Sau 1 năm trồng và chăm sóc, cây mắc ca đang sinh trưởng tốt, tỷ lệ cây sống đạt trung bình 92,5%.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Còn nhiều trăn trở với cây mắc ca

(VH&ĐS) Để có căn cứ khoa học trước khi đưa cây mắc ca trồng đại trà ở những vùng đất thích hợp, năm 2015 Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai mô hình trồng thử nghiệm loại cây này ở 8 huyện trong tỉnh. Sau 1 năm trồng và chăm sóc, cây mắc ca đang sinh trưởng tốt, tỷ lệ cây sống đạt trung bình 92,5%.

Kết quả bước đầu của dự án

Mắc ca là loại cây cho quả có giá trị kinh tế cao, hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn hẳn lạc, sa nhân, hạnh nhân, hạnh đào và được đánh giá là loại hạt có hàm lượng dinh dưỡng đứng đầu trong các loại hạt, được sử dụng làm bánh kẹo cao cấp, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.

Nhằm mở rộng diện tích này, năm 2015 Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa phối hợp với các trạm khuyến nông thuộc các huyện triển khai xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh cây mắc ca tại 8 điểm trình diễn là: Thị trấn Thường Xuân (Thường Xuân); xã Cẩm Phú (Cẩm Thủy); xã Thọ Lâm (Thọ Xuân); xã Thành Vân (Thạch Thành); xã Yên Lâm (Yên Định); xã Bình Sơn (Triệu Sơn); xã Thanh Tân (Như Thanh) và xã Hà Lĩnh (Hà Trung) với quy mô 36 ha (4,5 ha/điểm); có 80 hộ tham gia (10 hộ/điểm). Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% về giống và 50% về phân bón.

Tại xã Hà Lĩnh (Hà Trung) ông Hoàng Ngọc Hùng phấn khởi cho biết: “Gia đình đã tham gia trồng 0,45 ha cây mắc ca, hiện nay cây trồng đang phát triển rất tốt, tỷ lệ sống của cây trồng đạt 97%. Hy vọng là cây mắc ca sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống”.

Trao đổi với chúng tôi, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Hà Trung - Đào Xuân Thủy cho biết: “Xác định đây là mô hình mới, bà con nông dân chưa có kinh nghiệm sản xuất, vì vậy để thực hiện thành công mô hình, Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp chặt chẽ với các hộ hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng.

Đến nay, sau hơn một năm triển khai mô hình cây mắc ca đang sinh trưởng và phát triển tốt, thích hợp với điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai thổ nhưỡng của địa phương. Với hiệu quả kinh tế của cây mắc ca đã được khẳng định, hứa hẹn sẽ là mô hình giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.

Tại huyện Thạch Thành sau khi triển khai mô hình, với sự vào cuộc với cấp ủy Đảng, chính quyền, trực tiếp là Trạm Khuyến nông huyện, mô hình “Trồng rừng thâm canh cây mắc ca” đã mang lại hiệu quả bước đầu. Ông Phạm Bích Ngọc, Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện Thạch Thành cho biết: “Xác định giống là yếu tố đóng vai trò quyết định, nên trong quá trình triển khai huyện đã tuân thủ tuyệt đối sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước, chỉ lấy giống tại cơ sở có uy tín, lô giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, vì vậy, tỷ lệ sống của cây đạt trến 90%.Hiện nay cây đang sinh trưởng tốt, các hộ tham gia dự án đang rất phấn khởi chăm sóc cây trồng”.

Vẫn còn nhiều trăn trở

Dẫn tôi đi thăm 1,8 ha mắc ca được trồng cách đây gần một năm, ông Hoàng Mạnh Hồ, thôn Thanh Long, xã Cẩm Phú (Cẩm Thủy) bộc bạch: “Saukhi Trạm Khuyến nông huyện triển khai “Trồng rừng thâm canh cây mắc ca”, qua các phương tiện thông tin đại chúng thấy loại cây này mang lại hiệu quả kinh tế cao, gia đình tôi đã mạnh dạn đăng ký tham gia với diện tích 1,8ha. Sau một năm thấy cây trồng phát triển nhanh gia đình vừa mừng vừa lo bởi lẽ thời gian cây cho thu hoạch phải sau 5 -7 năm, vốn đầu tư rất lớn, đầu ra cũng chưa biết bán cho ai, nếu để tự gia đình xoay sở thì sẽ rất khó khăn”.

Là người trực tiếp đấu mối chọn các hộ tham gia đình để thực hiện dự án, ông Phạm Bích Ngọc – Trưởng trạm Khuyến nông huyện Thạch Thành cũng không tránh được những boăn khoăn lo lắng: “Bước đầu mới hoàn thành được 1/3 chặng đường của dự án, trong thời gian tới Trạm phải tiếp tục bám sát cơ sở, hướng dẫn bà con cách chăm sóc cây trồng. Điều lo lắng nhất cũng vẫn là đầu ra cho sản phẩm khi cây mắc ca cho thu hoạch…”.

Qua khảo sát thực tế, để có diện tích đất tham gia mô hình trồng cây mắc ca nhiều hộ đã chuyển đổi nhiều cây trồng có giá trị kinh tế như mía, sắn… sang trồng cây mắc ca với hi vọng cây mắc ca sẽ làm thay đổi cuộc sống của họ. Tuy nhiên phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, bởi 80 hộ dân tham gia mô hình này chưa có một đơn vị nào nhận trách nhiệm lo đầu ra cho sản phẩm. Thiết nghĩ đã đến lúc cơ quan chức năng cần vào cuộc giải “bài toán” này để mô hình mang lại hiệu quả thiết thực, mang lại niềm tin và sự hứng khởi cho nông dân.

Hải Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]