(vhds.baothanhhoa.vn) - Xác định ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp là nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp. Nhờ đó, nông nghiệp CNC của tỉnh đã từng bước hình thành; nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Cú hích” cho dự án nông nghiệp công nghệ cao

Xác định ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp là nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp. Nhờ đó, nông nghiệp CNC của tỉnh đã từng bước hình thành; nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.

Nhiều dự án nông nghiệp CNC được đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động.

Thu hút nhiều dự án nông nghiệp công nghệ cao

Nhà máy giết mổ và chế biến gia cầm xuất khẩu Viet AVIS được xây dựng do liên doanh Tập đoàn Master Good (Hungary) và Công ty CP Nông sản Phú Gia hợp tác xây dựng tại xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa), nhận được sự kỳ vọng lớn trong phát triển ngành chăn nuôi và chế biến thực phẩm xuất khẩu. Sau 15 tháng thi công, đến nay nhà máy đã hoàn thành trên diện tích gần 11.000 m2. Giai đoạn 1 của nhà máy có công suất giết mổ 4.500 con gia cầm/giờ với công nghệ hiện đại nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Giai đoạn 2, nhà máy sẽ nâng công suất giết mổ lên 8.000 đến 9.000 con gia cầm mỗi giờ.

Được xem là bước đột phá cho ngành chăn nuôi bò sữa tỉnh Thanh Hóa, dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy mô công nghiệp tại hai xã Yên Mỹ và Công Bình (Nông Cống) do Công ty TNHH hai thành viên ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ (thuộc Tập đoàn TH True Milk) đầu tư. Dự án được khởi công xây dựng tháng 5/2019, với tổng số vốn 3.800 tỷ đồng, quy mô nuôi khoảng 20.000 con bò sữa và nhà máy chế biến sữa tập trung công suất 300 tấn/ngày. Dự án quy hoạch sử dụng 1.354 ha đất, xây dựng trang trại chăn nuôi, nhà máy chế biến sữa và phát triển vùng nguyên liệu trồng cỏ. Ngoài ra, khi dự án đi vào hoạt động, người dân tại các huyện Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Thạch Thành... có cơ hội liên kết cung cấp nguồn thức ăn cho trang trại.

Trên đây chỉ là hai trong số khá nhiều địa phương trong tỉnh “phất” lên nhờ chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp CNC. Theo đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết: Để xây dựng nền nông nghiệp CNC, phát triển bền vững, nâng cao đời sống người dân, ngành nông nghiệp tỉnh đã hướng dẫn các địa phương tổ chức lại sản xuất, xây dựng cơ chế hỗ trợ nông dân, thu hút vốn đầu tư từ các nguồn lực kinh tế trong và ngoài tỉnh; liên kết giữa các khâu sản xuất, hình thành chuỗi sản xuất khép kín để nâng cao giá trị nông sản và đầu tư thích đáng vào khâu tiêu thụ hàng hóa. Với quyết tâm đổi mới, phát triển nông nghiệp CNC, UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo thực hiện cơ chế mở cửa, hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Nhờ đó, chỉ trong vài năm, toàn tỉnh đã có hàng trăm dự án trồng rau xanh, dưa lưới, trái cây cao sản và nhà máy chế biến nông sản bằng công nghệ hiện đại.

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 1.127 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vựcnông nghiệp. Bên cạnh sự tăng lên của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước cũng đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tạo sức hấp dẫn doanh nghiệp

Theo quy hoạch tổng thể vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh Thanh Hóa là 1 trong 10 địa phương trên cả nước sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng, hoạt động có hiệu quả khu nông nghiệp CNC. Tuy nhiên, để triển khai vào thực tế sản xuất, cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Cái khó lớn nhất mà các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp CNC gặp phải đó là tích tụ ruộng đất và nguồn vốn vay.

Theo đại diện lãnh đạo phòng nông nghiệp ở một số địa phương chia sẻ: Khó khăn của doanh nghiệp khi đầu tư vào nông nghiệp là vướng mắc quy định về đất đai, thời gian thuê đất ngắn, chỉ có 5 năm khiến doanh nghiệp e ngại khi đầu tư. Hơn nữa, để phát triển sản xuất lâu dài, bền vững đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống thiết bị, công nghệ, vì vậy cần nguồn vốn lớn, trong khi việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, nhất là vốn vay ưu đãi gặp nhiều khó khăn. Không những thế, đầu tư lĩnh vực nông nghiệp vốn được xem là “xí nghiệp ngoài trời”, nên tiềm ẩn rủi ro lớn về thiên tai, dịch bệnh.

Mặc dù, Nghị định 55/NĐ-CP cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện cơ cấu lại nợ hoặc có thể khoanh nợ, xóa nợ đối với trường hợp khách hàng gặp rủi ro nguyên nhân khách quan bất khả kháng. Song, cú hích được đánh giá là mạnh nhất nhằm thúc đẩy đầu tư nông nghiệp CNC đó là Chính phủ công bố chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng đầu tư trong lĩnh vực này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng ban hành Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN về tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp CNC, nông nghiệp sạch, làm cơ sở để các ngân hàng thực thi chính sách. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi trên địa bàn tỉnh hiện chưa có dự án nào được thụ hưởng các khoản vay ưu đãi này.

Từ những khó khăn, bất cập trong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đã đến lúc cần có thêm chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp về cơ chế, nguồn lực để tạo sức hút mạnh mẽ hơn. Hiện nay cùng với việc xây dựng cơ chế, chính sách, khuyến khích thu hút các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Thanh Hóa cũng đang ưu tiên và bố trí đủ nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ việc thu hút các nguồn lực đầu tư trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, chú trọng hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn...

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]