(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ năm 2016, Thanh Hóa đã áp dụng dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm cho một số nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn. Việc làm này vừa giúp người tiêu dùng yên tâm, phân biệt giữa sản phẩm địa phương với các sản phẩm cùng loại trên địa bàn, vừa là bước đi cần thiết trong việc hướng tới một nền nông nghiệp sạch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Hướng đến nền nông nghiệp sạch

Từ năm 2016, Thanh Hóa đã áp dụng dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm cho một số nông sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn. Việc làm này vừa giúp người tiêu dùng yên tâm, phân biệt giữa sản phẩm địa phương với các sản phẩm cùng loại trên địa bàn, vừa là bước đi cần thiết trong việc hướng tới một nền nông nghiệp sạch.

Minh bạch hóa sản phẩm

TXNG sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành chuỗi cung ứng an toàn, từ đó tạo niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm và uy tín của thương hiệu. Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập kinh tế, để có thể tận dụng tối đa lợi ích từ các hiệp định thương mại thì các sản phẩm của Việt Nam cần đáp ứng “luật chơi chung” của rất nhiều đối tác quốc tế, đó là tuân thủ nghiêm ngặt, minh bạch quá trình TXNG sản phẩm. Tem TXNG đóng vai trò then chốt trong việc định danh đối tượng cần truy xuất, giúp liên kết dữ liệu và tra cứu thông tin truy xuất trong suốt chuỗi cung ứng.

Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36 (Đông Tiến, Đông Sơn) do vợ chồng anh Nguyễn Xuân Thiên sáng lập, thực hiện dán tem TXNG đối với sản phẩm là dưa vàng và rau các loại. Với tâm huyết và ý định nghiêm túc đầu tư xây dựng nền nông nghiệp an toàn, anh Thiên đã đầu tư quy hoạch 10ha sản xuất tổng hợp, hướng đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là lĩnh vực hoàn toàn mới ở Thanh Hóa, vì vậy ban đầu với sự giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật của Sở Khoa học và Công nghệ, anh Thiên đã dành 1ha đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng, tưới nước nhỏ giọt, lọc nước sạch, phân hữu cơ... với tổng đầu tư trên 7 tỷ đồng trồng dưa vàng theo tiêu chuẩn hữu cơ. Dưa vàng hữu cơ được trồng hoàn toàn không sử dụng thuốc bảo quản thực vật, phân bón và thuốc trừ sâu đều là sử dụng hỗn hợp chất hữu cơ do kỹ thuật viên hướng dẫn. Bên cạnh đó, trong mỗi nhà màng anh lắp camera ghi lại chi tiết từng công đoạn trong quá trình chăm sóc cho đến thu hoạch dưa. Dưa vàng trồng theo phương pháp hữu cơ có những ưu điểm như màu sậm hơn, độ ngọt đậm, già quả do quá trình sinh trưởng và phát triển kéo dài hơn từ 10 -15 ngày so với dưa trồng theo phương pháp khác.

Theo anh Thiên, trung bình 1.000m2 dưa vàng hữu cơ cho lợi nhuận sau chi phí trên 50 triệu đồng. Hiện sản phẩm của anh rất được người tiêu dùng tin tưởng và luôn trong tình trạng “cháy hàng”.

“Muốn người tiêu dùng tin đây là sản phẩm hữu cơ thì không chỉ có lời nói mà phải có bằng chứng cụ thể đó là tem TXNG. Đồng thời phải minh bạch hóa sản phẩm thể hiện sự “trong sạch” của HTX cũng là bằng chứng thiết thực cho người tiêu dùng” - anh Thiên cho biết.

Dưa vàng dán tem TXNG của Công ty Thiên Trường 36 đang được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Một số mặt hàng đặc sản của tỉnh như: Nước mắm, dưa vàng, thịt bò, trứng gà, thịt lợn... đã được triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và TXNG. Qua đó, giúp các doanh nghiệp, HTX giữ vững thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Ông Hoàng Văn Tuấn - Trưởng phòng Thanh tra, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT), cho biết: Hiện nay Thanh Hóa đã có 20 công ty, cửa hàng nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được cấp tem TXNG. Việc TXNG sản phảm bằng công nghệ được chia thành các giai đoạn: quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc nông sản tại nơi sản xuất, đến việc thu hoạch, chế biến và đến tay người tiêu dùng. Với một chiếc điện thoại có ứng dụng phần mền TXNG sản phẩm, người tiêu dùng sẽ biết được những thông tin cơ bản về sản phẩm đó.

Còn đó những khó khăn

Tuy nhiên, đối với những sản phẩm được dán tem TXNG thì chi phí tăng, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng. Trong khi đó các thông tin trong tem TXNG do doanh nghiệp tự công bố mà chưa có chứng nhận của cơ quan nhà nước khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó. Bên cạnh đó, thái độ của nhiều người tiêu dùng chưa thực sự “coi trọng” tem TXNG, chưa hình thành thói quen truy xuất đối với sản phẩm có dán tem. Chính những điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà và tha thiết với việc dán tem TXNG.

Những khó khăn trên không riêng gì của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ở Thanh Hóa mà của chung cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong cả nước. Được biết Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề xuất xây dựng Đề án tổng thể về triển khai, áp dụng và quản lý tem TXNG với 3 nhóm sản phẩm, trong đó có nhóm hàng nông sản thực phẩm. Đề án khi được triển khai sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp chủ động áp dụng tem TXNG sản phẩm trong sản xuất kinh doanh.

Phan Vân


Phan Vân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]