(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào dân tộc miền núi gắn với nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo đang càng trở nên bức thiết. Tuy nhiên việc chọn nghề phù hợp để đào tạo đã khó, khi học xong để người dân áp dụng vào thực tiễn phát triển sản xuất, có việc làm tăng thu nhập lại càng khó hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đào tạo nghề ở các huyện nghèo: Cần gắn với cơ hội việc làm

(VH&ĐS) Nhu cầu đào tạo nghề cho lao động vùng đồng bào dân tộc miền núi gắn với nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo đang càng trở nên bức thiết. Tuy nhiên việc chọn nghề phù hợp để đào tạo đã khó, khi học xong để người dân áp dụng vào thực tiễn phát triển sản xuất, có việc làm tăng thu nhập lại càng khó hơn.

Còn nhiều bất cập trong đào tạo nghề

Toàn huyện Như Xuân có hơn 41.000 người trong độ tuổi lao động. Thực hiện chương trình đào tạo nghề (ĐTN) theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2010 - 2015, Như Xuân đã ĐTN cho 1.019 lao động nông thôn, đạt 24,4% so với chỉ tiêu được giao. Riêng năm 2016, huyện ĐTN cho 277 lao động nông thôn, chủ yếu các nghề may công nghiệp, hàn điện, sửa chữa điện dân dụng. Đáng nói hơn, những tháng đầu năm 2017, huyện mới chỉ mở được 3 lớp ĐTN. Qua đó cho thấy, ĐTN chưa có sức hút lớn đối với người lao động nông thôn.

Một thực trạng đáng buồn nữa trong công tác ĐTN ở miền núi là tình trạng các trung tâm dạy nghề không phát huy được công năng sử dụng, thường xuyên rơi vào tình cảnh thiếu học viên. Xác định ĐTN phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động, đồng thời, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH, xây dựng nông thôn mới của các địa phương, tỉnh đã ưu tiên đầu tư xây dựng 7 trung tâm dạy nghề (TTDN) tại 7 huyện 30a, với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề hiện đại. Tìm hiểu tại Trung tâm Dạy nghề huyện Thường Xuân mới thấy, năm 2016, trung tâm này tổ chức được 5 lớp ĐTN phi nông nghiệp, với khoảng 175 học viên. Tuy nhiên, ngành nghề học chủ yếu là gò, hàn, điện dân dụng nên các phòng học, thực hành được trang bị đầy đủ thiết bị dạy các nghề như: Sửa chữa xe máy, máy nổ, máy tính... của trung tâm không phát huy hiệu quả.

Qua trao đổi với một số người dân ở các huyện miền núi họ đều cho rằng: đồng bào DTTS miền núi quanh năm chỉ quen làm nghề nông nghiệp, chăn nuôi, đan lát, trồng bông dệt vải... vì vậy được dạy các nghề như: Xây dựng, điện dân dụng, sửa chữa xe máy... thì học xong cũng để đấy thôi, chẳng có việc làm.

Hơn nữa, nhiều ý kiến của cán bộ giáo viên tại các TTDN cũng cho rằng, một số quy định, định mức về hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động DTTS trong Đề án 1956 chưa phù hợp, chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề tại địa phương: Các quy định về mức chi hỗ trợ tiền ăn, chi phí đi lại quá thấp và bất cập về cự ly từ nơi cư trú đến cơ sở đào tạo nghề. Cơ chế, chính sách hỗ trợ, huy động xã hội hóa về dạy nghề tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề còn nhiều bất cập về chính sách giao đất, thuê đất, ưu đãi về tín dụng, về thuế thu nhập... Người dân tham gia học nghề đa phần là các hộ nghèo, nhiều người đã vay tiền của ngân hàng, sau khi học xong, bà con muốn phát triển sản xuất là rất khó, vì nợ cũ chưa trả nên không vay được nguồn vốn để đầu tư. Vì thế, ĐTN chưa thu hút được nhiều lao động tham gia.

Đào tạo nghề ở khu vực miền núi góp phần phát triển KT-XH.

Cần nâng cao hiệu quả dạy nghề

Hiện nay khi tham gia học nghề, đại đa số người DTTS đều có suy nghĩ đó là học xong sẽ làm gì? Hơn nữa, tâm lý trông chờ, ỷ lại, chỉ muốn đi học để hưởng chế độ còn khá nặng nề... Trong khi đó hầu hết các TTDN mở các lớp dạy nghề nông nghiệp, chăn nuôi thì bà con biết cách chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi nhưng chưa có các lớp dạy nghề mang tính đột phá như trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả kinh tế cao. Các lớp dạy nghề phi nông nghiệp có nhưng ít, đào tạo xong không được phát huy. Bà con được đào tạo nghề xây dựng, bố trí việc làm ở các doanh nghiệp nhưng lao động DTTS khó hòa nhập do thiếu tác phong công nghiệp. Người dân vẫn còn tâm lý hôm nay làm, mai không có việc là nghỉ, muốn có ”tiền tươi”, trong khi đó các doanh nghiệp thì trả lương theo từng qúy...

Trao đổi với chúng tôi, nhiều cán bộ giáo viên tại các TTDN cho rằng: Nếu muốn công tác dạy nghề mang lại kết quả tốt thì cần làm thay đổi nhận thức của bà con DTTS vì bà con còn mang nặng tâm lý ỷ lại, trông chờ, không muốn thoát nghèo để được hưởng các khoản hỗ trợ của Nhà nước. Theo Đề án 1956 của Chính phủ, lao động tham gia học nghề không phải đóng góp gì và còn được hỗ trợ mỗi ngày học 15.000 đồng, sách vở và dụng cụ học được cấp nên phần lớn mới chỉ có ý thức đi học để được hưởng chế độ. Để hiệu quả đào tạo nghề có tính lan tỏa thì cần tổ chức học tập trung, có mô hình cụ thể, không đào tạo tràn lan. Chỉ cần mở một lớp mà hiệu quả thì mọi người sẽ học theo và nhân rộng mô hình làm hay, làm giỏi.

Trước tình trạng này, nhiều người cho rằng, các cấp, các ngành cần quan tâm đầu tư cơ sở đào tạo nghề, nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc giải quyết những bất cập và tăng cường tuyên truyền sâu rộng nâng cao nhận thức cho người dân. Cần xác định trọng tâm tuyên truyền, vận động; nội dung, phương thức tuyên truyền phải rõ ràng phù hợp đối tượng lao động DTTS. Tăng cường hoạt động quảng bá, tư vấn, hướng nghiệp học nghề, việc làm cho người dân. Công tác tuyển sinh phải gắn với cơ hội tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và chiến lược phát triển KT-XH của địa phương.

Yến Vy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]