(vhds.baothanhhoa.vn) - Những thành quả trong công tác giảm nghèo nói chung và giảm nghèo theo tinh thần Nghị quyết 09 tại các huyện miền núi Thanh Hóa nói riêng những năm qua đã và đang ghi dấu ấn đặc biệt sâu sắc về vai trò của Chi nhánh Ngân hàng CSXH Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dấu ấn Ngân hàng CSXH Thanh Hóa trong công tác giảm nghèo

Những thành quả trong công tác giảm nghèo nói chung và giảm nghèo theo tinh thần Nghị quyết 09 tại các huyện miền núi Thanh Hóa nói riêng những năm qua đã và đang ghi dấu ấn đặc biệt sâu sắc về vai trò của Chi nhánh Ngân hàng CSXH Thanh Hóa.

Phải nói rằng, kể từ khi thành lập đến nay, hoạt động của NHCSXH Chi nhánh Thanh Hóa nói riêng luôn mang một mục tiêu kiên định là giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, bảo đảm an sinh xã hội...

Đặc biệt, sau khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (khóa XVII) ban hành Nghị quyết 09 năm 2013 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”, NHCSXH Chi nhánh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực trong công tác hoạt động, sáng tạo trong cách làm. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã được NHCSXH chuyển tải kịp thời, đáp ứng cơ bản về vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao đời sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Trải qua hơn 15 năm hoạt động, tính tới thời điểm hiện tại, tổng nguồn vốn tín dụng NHCSXH Chi nhánh Thanh Hóa đạt 8.694,6 tỷ đồng, với 21 chương trình tín dụng chính sách đã đang triển khai. Tất cả các chương trình đều đang phát huy một cách hiệu quả, và góp phần đắc lực vào công tác giảm nghèo.

Để đạt được những hiệu quả trong việc chuyển tải nhanh chóng và quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách tốt, NHCSXH đã thực hiện phương thức ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị, xã hội, thực hiện bình xét công khai các tổ TK&VV. Hoạt động tín dụng chính sách thực hiện ở 635/635 điểm giao dịch đặt tại các xã. Riêng nguồn vốn tín dụng chính sách tại 11 huyện miền núi trong 5 năm qua đã giúp cho 124,2 ngàn lượt đối tượng thụ hưởng được vay vốn, với doanh số đạt 3.698,6 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2014 - 2018 là 9,5% năm. Đến nay dư nợ đạt 3.385,9 tỷ đồng, tăng 1.052,6 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2014, với 132,8 ngàn hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã chú trọng ưu tiên cho vay hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện để người nghèo vay vốn phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo.

Nhiều mô hình chăn nuôi miền núi nhờ nguồn vốn vay NHCSXH Chi nhánh Thanh Hóa đã phát huy hiệu quả.

Hiệu quả tín dụng chính sách đã giúp cho nhiều hộ gia đình tại 11 huyện miền núi vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút tạo việc làm mới cho trên 3,8 nghìn lao động; giúp cho 4,5 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 64,4 nghìn công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh nông thôn; trên 4,2 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách... Ngoài ra, hiệu quả từ các chương trình cho vay vốn tín dụng chính sách góp phần đáng kể trọng việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đưa tỷ lệ hộ nghèo 11 huyện miền núi giảm từ 23,6% (năm 2014) xuống còn 18,1% (năm 2017).

Có thể nói, nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách thực hiện hiệu quả đã tác động tích cực trong việc thay đổi tư duy, nhận thức cho bà con vùng cao. Việc “cho cần câu, không cho con cá” đã gần như xóa bỏ thói trông chờ, ỷ lại vốn lâu nay cố hữu trong một bộ phận không nhỏ người dân. Nói như Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng trong Hội nghị tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 09 diễn ra sáng 10/1/2019, trước những tồn tại, hạn chế trong công tác giảm nghèo, để tránh thói trông chờ, ỷ lại; tránh những dự án đầu tư không hiệu quả, hỗ trợ cho không... Bước sang năm 2019, công tác giảm nghèo phải cần “sáng tạo”. Cần thiết, với những cơ chế hỗ trợ kém hiệu quả, không sáng tạo thì nghiên cứu chuyển nguồn vốn một số chương trình sang NHCSXH để cho bà con vay có điều kiện, thu hồi vốn tái cho vay lại hiệu quả... cho thấy dấu ấn, vai trò của NHCSXH là vô cùng to lớn.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]