(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Hiện nay, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế cả về số lượng và quy mô, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp (Kỳ 1): Cơ chế chưa đủ sức hấp dẫn với các doanh nghiệp

(VH&ĐS) Hiện nay, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế cả về số lượng và quy mô, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Chính sách ưu đãi lớn

Thanh Hóa luôn xác định, doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Những năm qua, UBND tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Song song với các chính sách hỗ trợ của Trung ương, UBND tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, nhiều doanh nghiệp đã có những bước đầu tư hiệu quả vào lĩnh vực nông nghiệp.

Công ty CP giống cây trồng Thanh Hóa đã phối hợp với nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng các mô hình cánh đồng mẫu lớn và trình diễn các giống lúa mới, giúp nông dân nâng cao năng suất, giá trị trong nông nghiệp. Việc công ty cung ứng giống, tăng cường liên kết với các địa phương, xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình cánh đồng lớn, sẽ tạo điều kiện giúp người nông dân có nhiều cơ hội lựa chọn các giống lúa mới, có năng suất chất lượng cao, đồng thời tăng giá trị thu nhập từ việc tổ chức sản xuất theo quy mô lớn.

Được biết, Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã thực hiện mô hình sản xuất lúa theo công nghệ hữu cơ SRI và SRI2 tại thị trấn Vạn Hà, với diện tích 100 ha. Đây được xem là mô hình mẫu trong việc thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất lớn vào lĩnh vực nông nghiệp. Bởi, mô hình không những được sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, mà còn là mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.

Mô hình cam không hạt tại khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn liên kết với các đơn vị thuộc Viện Khoa học NN Việt Nam.

Gầnđây nhất, hai tập đoànFLC và Vingroup đều tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, Tập đoàn FLC vừa được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa chấp thuận đầu tư vào dự án Nông trường Lam Sơn có trụ sở tại xã Lam Sơn, huyện Ngọc Lặc với tổng diện tích đang quản lý là gần 1.300 ha, bao gồm 530 ha mía nguyên liệu, 530 ha cao su… Phía Vingroup được chấp thuận đầu tư vào Nông trường Sông Âm, có tổng diện tích đang quản lý là 1.000,26 ha, nằm trên địa giới hành chính của 8 xã thuộc 2 huyện Ngọc Lặc và Thọ Xuân.

Vẫn còn nhiều vướng mắc

Đến nay số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn khá khiêm tốn. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh chỉ có khoảng hơn 700 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 95%. Tại hội nghị UBND tỉnh đối thoại với doanh nghiệp năm 2016, nhiều đại diện các doanh nghiệp cũng đã nêu lên những khó khăn trong việc hưởng ưu đãi của chính sách, cụ thể là chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn vì trình tự, thủ tục, hồ sơ khá phức tạp.

Theo ông Hồ Sỹ Lương, đại diện hợp pháp Công ty Thương mại Sao Khuê cho biết: “Hiện nay, yếu tố về quỹ đất cũng đang là nguyên nhân lớn đối với các doanh nghiệp khi muốn đầu tư hoặc mở rộng quy mô sản xuất. Theo đại diện của nhiều doanh nghiệp, đầu tư vào nông nghiệp thì phải cần quỹ đất lớn, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh khó tìm được quỹ đất có diện tích liền thửa từ 100ha đến 1.000 ha”.

Thực tế cho thấy, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa hấp dẫn các doanh nghiệp do không thu được lợi nhuận nhanh, quay vòng vốn chậm, việc đầu tư luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh, giá cả, thị trường. Thêm vào đó, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn yếu kém, nhất là ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, làm hạn chế sức cạnh tranh và thu hút đầu tư; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Bên cạnh đấy, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Có thể nói, những năm vừa qua, hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu, tăng thu ngân sách và giải quyết vấn đề việc làm cho lao động trong tỉnh. Cùng với đó, Thanh Hóa đãban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Mặc dù vậy, sản xuất nông nghiệp trong tỉnh vẫn cần được quan tâm hơn nữa, để khắc phục những hạn chế về năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hiệu quả đầu tư và khả năng tiêu thụ sản phẩm để thu hút thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Hoàng Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]