(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Chương trình khởi nghiệp đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trong sinh viên, thanh niên Thanh Hóa, giúp các bạn trẻ mạnh dạn đề xuất những sáng kiến, ý tưởng độc đáo, đồng thời nỗ lực vượt qua thách thức để khẳng định bản thân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gieo mầm khởi nghiệp từ giảng đường

(VH&ĐS) Chương trình khởi nghiệp đã và đang lan tỏa mạnh mẽ trong sinh viên, thanh niên Thanh Hóa, giúp các bạn trẻ mạnh dạn đề xuất những sáng kiến, ý tưởng độc đáo, đồng thời nỗ lực vượt qua thách thức để khẳng định bản thân.

Xu hướng sinh viên khởi nghiệp

Khởi nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường đang là lựa chọn của nhiều sinh viên, bởi môi trường đại học không chỉ truyền thụ kiến thức mà còn là nơi đầu tiên gieo mầm những mơ ước sáng tạo, khát vọng thành công cho sinh viên. Đồng thời cũng là nơi tiên phong giúp các em biến ước mơ, khát vọng đó thành hiện thực.

Để ươm mầm cho những ý tưởng, sáng kiến cho tương lai, nhiều trường học không chỉ nói “suông” mà đã có những hoạt động cụ thể để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên. Ông Hoàng Lê Minh - Bí thư đoàn Trường ĐH Hồng Đức cho biết: “Ngay từ rất sớm nhà trường luôn coi trọng việc đào tạo và trang bị những kiến thức cần thiết về kinh doanh và khởi nghiệp cho sinh viên. Nhà trường đã thành lập CLB nhà doanh nghiệp tương lai là sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên đam mê sáng tạo, khởi nghiệp bản thân. Với từng ý tưởng có tính khả thi cao, các bạn sẽ được hoạch toán chi tiết, những điều cần và đủ để đưa ý tưởng vào hiện thực”.

Không chỉ thế CLB còn được hỗ trợ từ Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Thanh Hóa, do vậy nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tư vấn, thuyết trình ý tưởng hay trao đổi kinh nghiệm giữa sinh viên với những nhà doanh nghiệp trẻ. Đây vừa là kênh đầu tư hiệu quả cho những ý tưởng tiềm năng, vừa là cơ hội để sinh viên tìm kiếm việc làm về sau.

Ngoài ra, hàng năm nhà trường đều tổ chức cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp” cho những sinh viên có khát vọng làm giàu. Điển hình là ý tưởng thành lập chuỗi hàng ăn tiện lợi “Chú hề quán” của sinh viên Nguyễn Thanh Tùng và các thành viên lớp K16, Khoa kinh tế Quản trị kinh doanh đã đạt giải nhất trong cuộc thi Sinh viên khởi nghiệp năm 2016.

Được đào tạo bài bản cùng với khả năng sáng tạo của bản thân, nhiều sinh viên đã tự “thiết kế” cho mình con đường khởi nghiệp riêng. Em Hoàng Thị Chon hiện đang theo học Trường Trung cấp Y Thanh Hóa, với vốn kiến thức về cây thuốc nam từ truyền thống gia đình, em và các bạn đã thành lập nhóm đắp thuốc nam chữa các bệnh về xương khớp, thoái hóa cột sống. Em cho biết: “Với nghề y thì học lý thuyết phải đi đôi với thực hành, cộng với vốn kiến thức sẵn có về những bài thuốc nam gia truyền của gia đình, vì vậy em đã nảy ra ý tưởng thành lập nhóm chuyên đi đắp thuốc nam, vừa là cơ hội để chúng em tích lũy thêm kinh nghiệm, vừa là bài học thực tế thiết thực, đồng thời nâng cao kỹ năng nghề nghiệp”.

Chon cho biết thêm: Sau khi rời ghế nhà trường, em và các bạn sẽ thành lập cơ sở chữa bệnh bằng thuốc nam gia truyền của gia đình tại TP Thanh Hóa.

Sinh viên Hoàng Thị Chon theo mẹ lên rừng hái thuốc với mong muốn sẽ khởi nghiệp bằng chính những bài thuốc gia truyền.

Cần những hỗ trợ thiết thực

Những ý tưởng, sáng tạo trong sinh viên không bao giờ thiếu. Tuy nhiên để những dự án ấy được hiện thực hóa là điều không dễ. Như dự án thành lập chuỗi hàng ăn tiện lợi “Chú hề quán” của sinh viên Nguyễn Thanh Tùng đến nay vẫn chưa thể thành hiện thực bởi không tìm được nguồn vốn đầu tư ban đầu. Và rất nhiều ý tưởng khác của các bạn sinh viên tuy được đánh giá cao nhưng vẫn phải nằm trên giấy trong tình trạng chờ.

Mới đây, thực hiện chương trình khởi nghiệp, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình hành động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, với các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Phối hợp với các doanh nghiệp trong đào tạo - nghiên cứu khoa học; nghiên cứu đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo; xây dựng các đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

Tuy nhiên, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức hội thảo, chương trình tập huấn với sự tham gia của những doanh nhân thành đạt nhằm truyền cảm hứng khởi nghiệp cho các sinh viên. Còn việc thành lập nguồn quỹ hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp cần sự chung tay từ các cấp chính quyền, nhà trường và doanh nghiệp.

Phan Vân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]