Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa tỏ rõ quan điểm thận trọng khi hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa kết thúc mà chỉ có dấu hiệu “tạm lắng” bằng một thỏa thuận thương mại bước đầu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa tỏ rõ quan điểm thận trọng khi hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa kết thúc mà chỉ có dấu hiệu “tạm lắng” bằng một thỏa thuận thương mại bước đầu.

Biểu tượng của IMF bên ngoài trụ ở ở Washington, DC (Mỹ). (Ảnh:AFP|Getty Images)

Trong báo cáo công bố ngày 20/1, IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ đạt mức 3,3% trong năm 2020, tăng 0,4% điểm so với năm 2019, song lại thấp hơn 0,1% điểm so với dự báo được đưa ra vào tháng 10 năm ngoái.

Cụ thể, dự báo của IMF chỉ ra rằng, nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc sẽ lần lượt đạt ngưỡng tăng trưởng 2,0% và 6,0% trong năm nay, tương ứng với mức thấp hơn 0,3 điểm và 0,1 điểm so với dự báo trước đó.

Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản cũng được dự báo chỉ đạt mức tăng trưởng 2,0% trong năm 2020, bất chấp việc chính phủ nước này đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của chính sách tăng thuế tiêu dùng vào tháng 10 năm ngoái.

Theo dự báo của thể chế tài chính toàn cầu có trụ sở ở Washington, khu vực sử dụng đồng euro sẽ đạt mức tăng trưởng 1,3% trong năm nay. Sự phục hồi của nền kinh tế Ấn Độ và Brazil được xem là các yếu tố đòn bẩy đối với nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, báo cáo của IMF cũng lưu ý về nguy cơ giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu, gồm cả việc tính đến khả năng Mỹ siết thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước châu Âu, cùng mối quan hệ căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Iran.

Phát biểu trước các phóng viên, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cho rằng, việc Mỹ và Trung Quốc tiến tới bản thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” là một thông tin tốt, song các nguy cơ giảm tốc đối với nền kinh tế toàn cầu vẫn còn hiện hữu.

Trong một tuyên bố bằng văn bản, Nhà kinh tế trưởng của IMF - bà Gita Gopinath cảnh báo, sự phục hồi dự kiến cho tăng trưởng toàn cầu vẫn còn chưa chắc chắn. Điều này tiếp tục phụ thuộc vào sự phục hồi của một số nền kinh tế thị trường mới nổi vốn đang vận hành kém hiệu quả và bị căng thẳng, vì tăng trưởng ở nền các kinh tế phát triển đã ổn định gần ở mức hiện tại. Theo quan điểm của bà Gopinath thì một số rủi ro đã được thu hẹp sau khi Mỹ và Trung Quốc thông báo đạt được thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” và nguy cơ xảy ra kịch bản Brexit không thỏa thuận được hạ thấp.

Tuyên bố của bà Gopinath chỉ ra rằng, ngân hàng trung ương các nước sẽ tiếp tục có những động thái hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng tỏ ra thận trọng về trạng thái của nền kinh tế toàn cầu trong tương lai, đặc biệt là về các mối quan hệ căng thẳng thương mại.

“Những căng thẳng thương mại mới có thể xuất hiện giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), trong khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể quay trở lại... Việc tiếp tục khoét sâu thêm những mối quan hệ căng thẳng thương mại, đi kèm theo những rủi ro gia tăng về địa chính trị cùng bất ổn xã hội leo thang có thể đảo ngược các điều kiện tài chính thuận lợi, bộc lộ ra những điểm yếu tài chính và gián đoạn tăng trưởng một cách nghiêm trọng... Trong khi đã xuất hiện một số tín hiệu ổn định, thì triển vọng tăng trưởng toàn cầu vẫn còn mơ hồ và chưa có dấu hiệu rõ ràng về một bước ngoặt. Đơn giản là không có chỗ cho sự tự mãn, và thế giới cần tới các mối quan hệ đa phương mạnh mẽ hơn, cùng các chính sách ở cấp độ quốc gia để hỗ trợ sự phục hồi bền vững, mang lại lợi ích cho tất cả” - bà Gopinath nhấn mạnh.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]