(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhiều chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã phát huy hiệu quả sau khi chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác, đảm bảo nhu cầu giao lưu, buôn bán hàng hoá cho người dân...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng hệ thống chợ

Nhiều chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã phát huy hiệu quả sau khi chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác, đảm bảo nhu cầu giao lưu, buôn bán hàng hoá cho người dân...

Hoằng Hoá có 34 chợ đang hoạt động chủ yếu là chợ hạng III, thu hút khoảng 3.000 tiểu thương. Tuy nhiên, trong số đó có đến 1/3 số chợ rơi vào tình trạng cơ sở vật chất yếu kém, còn nhiều bất cập trong công tác bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm... Một số chợ chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi chuyển đổi mô hình cho doanh nghiệp quản lý, khai thác dù số chợ chuyển đổi mới chỉ nằm ở con số khiêm tốn là 7/34 chợ nhưng cho nguồn thu cũng khá ổn định, từ 200 - 250 triệu đồng/năm. Chợ Nghè ở xã Hoằng Thịnh của huyện là một ví dụ.

Năm 2015, chợ Nghè được Công ty TNHH Vinh Thịnh tiếp quản, cải tạo với tổng mức đầu tư là 4,2 tỷ đồng, đảm bảo về cơ sở hạ tầng và các yêu cầu phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường... Khu chợ này có diện tích 2.600m2, thu hút gần 70 hộ kinh doanh cố định và hơn 100 hộ kinh doanh không cố định, đáp ứng nhu cầu mua sắm, buôn bán hàng hoá không chỉ với người dân Hoằng Thịnh mà còn với một số xã lân cận khác. Ông Lê Xuân Hùng, Trưởng Ban quản lý chợ Nghè cho biết: “Từ khi tiếp quản chợ, chúng tôi hỗ trợ hoàn toàn tiền điện, nước cho các tiểu thương và miễn phí tiền gửi xe của các hộ kinh doanh cũng như người dân khi vào mua, bán tại chợ. Về mức thu phí cũng phải hợp lý... Năm 2018, rất vinh dự khi chợ Nghè được công nhận là chợ ATTP của huyện”.

Chợ Nghè.

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Thu, Phó trưởng phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Hoằng Hoá thì hiện đã có thêm 4 chợ được phê duyệt, chuyển đổi. Dù việc chuyển đổi mô hình chợ phát huy hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều cái khó. Trong đó, quan trọng là để thu hút được đầu tư thì phải tạo được lợi thế thương mại về vị trí, địa điểm và phải tạo được cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp.

Tại huyện Thiệu Hoá, trong tổng số 18 chợ thì mới chỉ có 2 chợ chuyển đổi mô hình cho doanh nghiệp quản lý, khai thác. Năm 2013, Công ty TNHH Thương mại và Phát triển Hợp Thịnh tiếp quản, đầu tư chợ Thiệu Hợp với tổng mức đầu tư hơn 8 tỷ đồng. Sau 6 năm chuyển đổi, chợ Thiệu Hợp đã có những hiệu quả nhất định, thu hút hơn 100 hộ kinh doanh cố định và không cố định, cho doanh thu hơn 100 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Dũng - Giám đốc công ty cho biết, bất cập hiện nay là trên địa bàn xã đang còn tồn tại một số chợ cóc nên đã hạn chế việc thu hút các tiểu thương vào chợ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn thu cho doanh nghiệp...

Thực tế, tại Thiệu Hoá, một số chợ như chợ Thiệu Ngọc, Thiệu Chính đã từng được các doanh nghiệp đến khảo sát nhưng không thể thực hiện được việc chuyển đổi do chưa tạo được sức hút với doanh nghiệp, bởi nếu doanh nghiệp bỏ ra hàng tỷ đồng nhưng một khi xét thấy hiệu quả kinh tế mang lại không cao, thu hồi vốn lâu thì doanh nghiệp cũng khó mặn mà cho việc đầu tư.

Toàn tỉnh hiện có 396 chợ nhưng số chợ thực hiện chuyển đổi mô hình vẫn đang còn khiêm tốn. Dù sự chuyển đổi này có hiệu quả nhưng việc tìm kiếm nhà đầu tư thì lại không dễ, do đó cần có thêm những cơ chế, chính sách để thu hút doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của chợ, đảm bảo nhu cầu giao lưu buôn bán hàng hoá cho người dân...

Thiện Nhân


Thiện Nhân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]