(vhds.baothanhhoa.vn) - Với đặc thù vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế nước ta phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng, tỷ lệ đầu tư tín dụng/GDP ở mức khá cao, trong đó tại Thanh Hóa là 102,54%. Thanh Hóa còn gặp nhiều khó khăn, do đó nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh

Với đặc thù vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế nước ta phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng ngân hàng, tỷ lệ đầu tư tín dụng/GDP ở mức khá cao, trong đó tại Thanh Hóa là 102,54%. Thanh Hóa còn gặp nhiều khó khăn, do đó nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, tổng nguồn vốn tín dụng trên địa bàn đạt khoảng 97 nghìn tỷ đồng. Khoảng 80% vốn tín dụng này trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế của các hộ gia đình và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh. Đến 31/5/2018, dư nợ đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh đạt 77,6 nghìn tỷ đồng/95,50 nghìn tỷ đồng tổng dư nợ tín dụng của toàn ngành Ngân hàng Thanh Hóa. Trong đó, tín dụng đối với một số ngành kinh tế trọng điểm tăng cao hơn so với mức tăng trưởng chung toàn hệ thống và tăng cao hơn so với cùng kỳ các năm trước. Dư nợ cho vay 5 đối tượng thuộc các lĩnh vực: Nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, ngành công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ sản xuất kinh doanh công nghệ cao, chiếm tới 53,2% tổng dư nợ của nhóm các ngân hàng thương mại.

Thời gian qua, thông qua đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT, hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn tín dụng ngân hàng đã được đưa vào nền kinh tế để đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng. Các chi nhánh ngân hàng thương mại lớn đã chủ động tiếp cận các dự án lớn, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng, cảng biển, kết cấu hạ tầng, y tế. Tiêu biểu như một số dự án: Dự án BT đường nối Cảng Hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn (dư nợ 2.433 tỉ đồng); dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho KKT Nghi Sơn (dư nợ 835 tỉ đồng); dự án Thủy điện Thành Sơn (dư nợ 368 tỉ đồng); Dự án Trung tâm chế biến nông sản công nghệ cao Lam Sơn (dư nợ 248 tỷ đồng); Dự án đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng khu công nghiệp số 3 - KKT Nghi Sơn (dư nợ 700 tỷ đồng)... Các dự án này đã và đang được triển khai thực hiện, góp phần làm thay đổicơ bản diện mạo của tỉnh Thanh Hóa, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa những năm sau này.

Phục vụ khách hàng của Viettinbank chi nhánh Sầm Sơn.

Việc triển khai thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng luôn được quán triệt phải đi đôi với an toàn, chất lượng và hiệu quả; kiểm soát tăng trưởng tín dụng trong phạm vi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Định hướng công tác tín dụng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ đạo nhất quán tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên, kiên quyết hạn chế cho vay lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như kinh doanh bất động sản, chứng khoán. Đồng thời, NHNN cùng với các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh kinh tế, an sinh xã hội. Cùng với đó, tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, đảm bảo hệ thống TCTD hoạt động an toàn, lành mạnh; triển khai quyết liệt công tác cơ cấu lại TCTD và đẩy mạnh xử lý nợ xấu. Nhờ đó, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những năm gần đây tỷ lệ nợ xấu được duy trì bền vững ở mức rất thấp, dao động trong khoảng 0,60% - 0,75% tổng dư nợ (thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn quốc). Song song với hoạt động tín dụng, các hoạt động dịch vụ ngân hàng đa dạng, phong phú tạo thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch; các hoạt động an sinh xã hội tiếp tục được thực hiện rất có trách nhiệm với địa phương (khoảng 20 tỷ đồng/năm).

Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới ngành Ngân hàng Thanh Hóa tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ các TCTD mở rộng tín dụng tập trung vốn cho vay các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp sạch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanhnghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ưu tiên cho vay các dự án tiếp cận thị trường theo chuỗi giá trị; Nâng cao tính minh bạch và khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Chú trọng đổi mới, cải tiến các quy trình, thủ tục cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tạo ra những thay đổi tích cực, tạo thuận lợi cho khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng, theo sát với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, cá nhân trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Từ đó, nâng cao vai trò, vị thế của ngành, góp phần xây dựng quê hương Thanh Hoá ngày càng giàu mạnh.

Nguyễn Thanh An (Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa)


Nguyễn Thanh An (Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]