(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Năm 2016, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh Thanh Hóa đã bám sát Nghị quyết của Hội đồng quản trị, sự chỉ đạo điều hành của Tổng Giám đốc để tổ chức triển khai nhiệm vụ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngân hàng CSXH Thanh Hóa: Góp phần bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững

(VH&ĐS) Năm 2016, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) tỉnh Thanh Hóa đã bám sát Nghị quyết của Hội đồng quản trị, sự chỉ đạo điều hành của Tổng Giám đốc để tổ chức triển khai nhiệm vụ.

Qua đó, đã triển khai giải ngân các chỉ tiêu KHTD được TƯ thông báo, đẩy mạnh công tác huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV, huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiết kiệm tại Điểm giao dịch xã; củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời, phát động thi đua nhằm phát huy những kết quả đạt được, phấn đấu nâng cao chất lượng hoạt động và hoàn thành mục tiêu đề ra.

Đến 31/12/2016, tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng đạt 7.919 tỉ đồng, tăng 599 tỉ đồng (+8,2%) so với đầu năm, trong đó nguồn vốn cân đối từ TƯ là 6.756,4 tỉ đồng, tăng 104,7 tỉ đồng; nguồn vốn huy động tại địa phương được cấp bù lãi suất đạt 1.016,2 tỉ đồng, tăng 480,3 tỉ đồng so với đầu năm, đạt 155,8% kế hoạch, chiếm 12,8% tổng nguồn vốn; nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương đạt 146,4 tỉ đồng, chiếm 1,9%, tăng 14 tỉ đồng so với đầu năm.

Doanh số cho vay 2.780,1 tỉ đồng, tăng 519,7 tỉ đồng so với cùng kỳ năm trước, với 99,3 ngàn lượt khách hàng được vay vốn; doanh số thu nợ 2.302 tỷ đồng tăng 324,3 tỉ đồng so với cùng kỳ năm trước và bằng 82,8% doanh số cho vay.

Cán bộ Ngân hàng CSXH đang hướng dẫn người dân làm thủ tục vay vốn.

Trong năm 2016, nguồn vốn tín dụng chính sách được Ngân hàng CSXH tập trung cho vay một số chương trình tín dụng: Cho vay hộ nghèo; Cho vay hộ cận nghèo; Cho vay hộ mới thoát nghèo; Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn... Ngoài ra, Ngân hàng CSXH còn thực hiện một số chương trình tín dụng khác của Chính phủ, như: Cho vay giải quyết việc làm, cho vay XKLĐ, cho vay hộ nghèo về nhà ở, đến nay, các chương trình tín dụng này đều đã và đang phát huy hiệu quả.

Chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát chặt chẽ bằng nhiều giải pháp đồng bộ với sự chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc của chính quyền địa phương; các đơn vị đã tập trung đôn đốc thu hồi nợ quá hạn. Hiện nay, nợ quá hạn là 16,3 tỉ đồng, chiếm 0,21% tổng dư nợ giảm tuyệt đối so với đầu năm là 3.162 triệu đồng.

Hiện nay, dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức Hội (Nông dân, Phụ nữ, CCB, Đoàn TN) đạt 7.698,9 tỉ đồng, tăng 490,2 tỉ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng đạt 6,5%, chiếm 99,4% tổng dư nợ với 8.659 Tổ TK&VV.

Huy động tiền gửi tiết kiệm của tổ viên Tổ TK&VV là một dịch vụ mà Ngân hàng CSXH phục vụ cho người gửi tiền, nhằm giúp người nghèo có thói quen thực hành tiết kiệm, dành dụm trong chi tiêu để tạo lập vốn tự có, đồng thời làm quen với dịch vụ tài chính - ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt. Đến nay, các tổ viên đã gửi được 250,8 tỉ đồng, tăng 68,8 tỉ đồng so với năm 2015, đạt 118,3% KH năm. Hiện nay, có 100% Tổ có tổ viên thực hiện gửi tiền tiết kiệm.

Nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời cho các hộ gia đình trong quá trình tìm hiểu thông tin cũng như thực hiện các quy trình, thủ tục vay vốn, trả nợ, trả lãi tiền vay, gửi tiền tiết kiệm. Ngân hàng CSXH đã thực hiện tuyên truyền và tổ chức huy động tiết kiệm dân cư tại Điểm giao dịch xã, đến nay số dư tiền gửi tiết kiệm tại điểm giao dịch xã đạt 32,3 tỉ đồng.

Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp trên 58,7 nghìn hộ nghèo, cận nghèo mới thoát nghèo được vay vốn; thu hút, tạo việc làm mới cho gần 2.139 lao động; giúp trên 918 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 53,4 nghìn công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; gần 1.150 căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó có 545 căn nhà phòng tránh bão lụt khu vực miền Trung...

Thông qua việc tổ chức hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, hoạt động của Ngân hàng CSXH đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu về giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng NTM, phát triển nguồn nhân lực, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Đặc biệt ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, việc cho vay ưu đãi, kề vai sát cánh với hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn có tác động quan trọng đối với việc giữ đất, giữ biên cương Tổ quốc, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

Nam Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]