(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, xếp hạng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) (Par Index) trong 3 năm liên tiếp (2015, 2016, 2017), NHNN tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong số 19 bộ, ngành. Chỉ số “Tiếp cận tín dụng” của Việt Nam trong những năm qua được đánh giá cao, đặc biệt trong năm 2018 đã được Ngân hàng Thế giới xếp hạng 29/190, tăng 3 bậc và đứng thứ 4 trong ASEAN.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa: Đẩy mạnh cải cách hành chính góp phần cải thiện môi trường kinh doanh

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, xếp hạng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) (Par Index) trong 3 năm liên tiếp (2015, 2016, 2017), NHNN tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong số 19 bộ, ngành. Chỉ số “Tiếp cận tín dụng” của Việt Nam trong những năm qua được đánh giá cao, đặc biệt trong năm 2018 đã được Ngân hàng Thế giới xếp hạng 29/190, tăng 3 bậc và đứng thứ 4 trong ASEAN.

* PV: Hiện nay, Chính phủ và chính quyền các cấp đang đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) nhằm phục vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp và người dân. Xin ông cho biết kết quả triển khai các lĩnh vực CCHC của ngành Ngân hàng Thanh Hóa.

Ông Nguyễn Thanh An - Giám đốc NHNN Chi nhánh Thanh Hóa: Về cải cách thủ tục hành chính và cắt giảm điều kiện kinh doanh, trong năm 2018, NHNN đã tổ chức rà soát tổng thể, trình Chính phủ ban hành nghị định về cắt giảm điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng và ban hành Thông tư số 17 để sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan. Theo đó, NHNN đã cắt giảm, đơn giản hóa 80 trên tổng số 257 điều kiện (đạt 31%), trong đó đề xuất cắt giảm hơn 49 điều kiện (đạt trên 50% tổng số phương án đề xuất). Đây cũng thể hiện kết quả rất tích cực của NHNN trong việc triển khai các giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng.

Những năm vừa qua, ngành Ngân hàng Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020; Nâng cao tính minh bạch và khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, phục vụ hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh; Cắt giảm thủ tục cho vay, chi phí giao dịch, cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng; giảm chi phí giao dịch phục vụ hiệu quả nhu cầu người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, chú trọng đổi mới, cải tiến các quy trình, thủ tục cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tạo ra những thay đổi tích cực, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trong giao dịch với ngân hàng.

* PV: Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong cho vay doanh nghiệp. Xin ông cho biết những con số cụ thể?

- Với phương châm “Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2020”, ngay sau khi Chính phủ và NHNN Việt Nam ban hành các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng nhằm thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, NHNN Chi nhánh Thanh Hóa đã triển khai đến các đơn vị trong toàn ngành, tập trung triển khai kịp thời các chính sách cho vay hỗ trợ các ngành nghề theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Theo đó, các ngân hàng thương mại đã tiếp cận các dự án lớn trong các lĩnh vực công nghệ cao, xây dựng, cảng biển, hạ tầng. Điển hình, như: Dự án Trung tâm Chế biến nông sản công nghệ cao Lam Sơn với số tiền 248 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng và khai thác hạ tầng Khu Công nghiệp số 3 - KKT Nghi Sơn với số tiền 700 tỷ đồng; Dự án xây dựng bến số 3, 4, 5 cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn với số tiền 700 tỷ đồng... Bên cạnh đó, các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn đã thực hiện giảm lãi suất huy động và cho vay, giảm từ 2-3% so với cuối năm 2017, góp phần tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay. Riêng đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, lãi suất giảm từ mức 11%/năm (năm 2012) xuống 9%-9,5%/năm đối với vay trung, dài hạn; cho vay ngắn hạn, lãi suất giảm xuống còn 6%-6,5%/năm; hoặc những gói cho vay hỗ trợ của một số ngân hàng lãi suất giảm xuống 5,5%/năm.

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng trong tỉnh còn tập trung giải đáp các kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp sớm tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ngân hàng để phát triển sản xuất. Toàn ngành đã giải đáp hơn 30 kiến nghị của các doanh nghiệp trong tỉnh với các nội dung chủ yếu: Tăng hạn mức tín dụng, vấn đề tài sản bảo đảm, giảm lãi suất tiền vay, kéo dài thời gian vay...

* PV: Thời gian tới, ngành Ngân hàng Thanh Hóa có những giải pháp gì để đồng hành giữa Ngân hàng - doanh nghiệp, người dân trong việc tiếp cận vốn tín dụng, thưa ông?

- Thực hiện Nghị quyết số 35 và Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ, NHNN Chi nhánh Thanh Hóa đã chỉ đạo và tổ chức triển khai quyết liệt các nhiệm vụ CCHC, trọng tâm là triển khai kế hoạch CCHC nhà nước, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ và đặc biệt là các giải pháp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp theo Nghị quyết số 19 và Nghị quyết số 35 của Chính phủ; và Kế hoạch hành động 1355 của ngành Ngân hàng. Chính vì thế chúng tôi đưa ra các giải pháp cải thiện và minh bạch hóa thông tin; Cải thiện, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; Cải tiến, đổi mới các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp; Đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành chính; Và nâng cao năng lực của TCTD nhằm giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Giang Thanh


Giang Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]