Hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam từ lâu đã được biết đến là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống tài chính và là một trong những công cụ xóa đói giảm nghèo hữu hiệu. Khách hàng chủ yếu của tài chính vi mô là nhóm dân số có thu nhập thấp, nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngành ngân hàng hướng hoạt động tài chính vi mô hỗ trợ phụ nữ nghèo sản xuất, kinh doanh

Hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam từ lâu đã được biết đến là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống tài chính và là một trong những công cụ xóa đói giảm nghèo hữu hiệu. Khách hàng chủ yếu của tài chính vi mô là nhóm dân số có thu nhập thấp, nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ.

Ảnh minh họa. (Ảnh:V.H)

Hỗ trợ phụ nữ nghèo tham gia sản xuất kinh doanh

Trong hơn 30 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công cuộc xóa đói, giảm nghèo tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu. Theo số liệu thống kê, trong những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới giảm từ mức 9,88% năm 2015 xuống còn 6,7% vào năm 2017 đi cùng với sự gia tăng thu nhập mạnh mẽ đối với các hộ gia đình ở mọi mức thu nhập.

Đóng góp vào thành tựu chung của cả đất nước là những nỗ lực của toàn ngành ngân hàng, trong đó hoạt động tài chính vi mô. Hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam từ lâu đã được biết đến là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống tài chính và là một trong những công cụ xóa đói giảm nghèo hữu hiệu. Khách hàng chủ yếu của tài chính vi mô là nhóm dân số có thu nhập thấp, nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ.

Nhắc đến phụ nữ, mỗi chúng ta đều nhận thấy, người phụ nữ có vai trò rất lớn, rất quan trọng trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Do đó, điều cần làm là làm sao để gia đình và xã hội tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho phụ nữ phát huy được khả năng của mình. Để làm được điều này, phụ nữ phải được đặt vào vị trí trung tâm để được trao cơ hội phát triển kinh tế và đây cũng là điều kiện tiên quyết để hướng tới phát triển bền vững.

Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ phụ nữ nhằm phát huy mọi tiềm năng, nâng cao vai trò, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là công tác xóa đói, giảm nghèo.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, NHNN đã xây dựng và triển khai các giải pháp để hướng dòng vốn tín dụng vi mô giúp đối tượng là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo tiếp cận dòng vốn tín dụng. Thực tiễn cho thấy với điều kiện vay vốn đơn giản, không cần tài sản thế chấp, cấp và nhận vốn ngay tại nơi người dân sinh sống, tài chính vi mô được xem như một công cụ “đòn bẩy” hữu hiệu nhằm tăng cường sự tự tin của phụ nữ, thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và thoát nghèo, từ đó khẳng định vai trò và vị thế của họ trong gia đình và xã hội.

Vẫn còn những khó khăn cần giải pháp đồng bộ

Theo đánh giá của các chuyên gia, hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như hoạt động khá manh mún, sản phẩm, dịch vụ chưa đa dạng, các chỉ số bền vững hoạt động và tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chưa cao, đặc biệt khuôn khổ pháp lý vẫn còn chưa toàn diện, thống nhất... Hơn nữa, công tác tư vấn, hỗ trợ, giáo dục về quản lý tài chính cho khách hàng tài chính vi mô nói chung và cho phụ nữ trong hộ gia đình nói riêng vẫn còn khiêm tốn. Những hạn chế này sẽ tác động không tốt tới cơ hội phát triển kinh tế lâu dài của hộ gia đình, trong đó có những người phụ nữ.

Theo các chuyên gia, hoạt động tài chính vi mô được triển khai ở đâu thì ở đó, hình thức cho vay nặng lãi, tín dụng đen giảm hẳn. Còn ngược lại, khi các tổ chức tài chính vi mô kém phát triển, thì các hình thức cho vay tài chính khác lại phát triển.

Các chuyên gia về tài chính vi mô cho rằng, khi triển khaihoạt động lĩnh vực này vẫn còn nhiều nút thắt, trong đó nguồn vốn cho vay vẫn còn hạn chế, khung pháp lý cho hoạt độngtài chính vi mô vẫn chưa thực sự toàn diện...

Vì vậy theo các chuyên gia, hằm thúc đẩy hoạt động tài chính vi mô trong thời gian tới, Nhà nước cần sớm ban hành đầy đủ hành lang pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động tài chính vi mô phát triển bền vững. Có cơ chế chính sách khơi thông nguồn vốn cho tài chính vi mô là một kênh cung cấp vốn cho phụ nữ nghèo để sản xuất, kinh doanh, có cơ hội thoát nghèo. Tuy nhiên, để các hộ nghèo thoát nghèo, nguồn vốn tài chính chỉ là một yếu tố, mà còn giúp họ có những kiến thức về sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả... là vấn đề quan trọng.

Bên cạnh đó, việc tăng nguồn thu cũng cần được song song tiến hành thông qua việc đa dạng hóa nguồn thu, tăng cường bán chéo sản phẩm để khuyến khích khách hàng hiện tại sử dụng nhiều dịch vụ hơn, phát triển đa dạng hơn các loại sản phẩm tài chính vi mô, như các dịch vụ đại lý (chuyển tiền qua điện thoại, bảo hiểm, thu hộ)... Ngoài ra, các tổ chức tài chính vi mô cũng cần tăng cường minh bạch hóa thông tin để tăng uy tín và bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Ngoài ra, trong bối cảnh bùng nổ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu đặt ra là cần có những hỗ trợ thiết thực với các tổ chức tài chính vi mô trong việc ứng dụng công nghệ số. Liên kết các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ, dựa trên nền tảng công nghệ số. Qua đó, một mặt đa dạng hóa các kênh phân phối cũng như phát triển sản phẩm, dịch vụ sáng tạo hơn; mặt khác đưa sản phẩm đến với khách hàng là phụ nữ tại các khu vực, vùng sâu vùng xa.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]