(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Từ một khu đồng hoang không ai ngó ngàng, cựu binh Lê Danh Trường, thôn Bút Cương, xã Hoằng Phúc, huyện Hoằng Hóa sau khi phục viên trở về địa phương đã biến mảnh đất cằn cho thu nhập tiền tỷ, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3 đến 4 lao động địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

NHCSXH chi nhánh Thanh Hóa: Cựu binh có thu nhập tiền tỷ nhờ cải tạo đồng hoang

(VH&ĐS) Từ một khu đồng hoang không ai ngó ngàng, cựu binh Lê Danh Trường, thôn Bút Cương, xã Hoằng Phúc, huyện Hoằng Hóa sau khi phục viên trở về địa phương đã biến mảnh đất cằn cho thu nhập tiền tỷ, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 3 đến 4 lao động địa phương.

Qua giới thiệu của cán bộ NHCSXH huyện Hoằng Hóa, tôi về thăm mô hình kinh tế của cựu binh Lê Danh Trường một ngày đầu tháng 7. Trước sự xuất hiện có phần đường đột, không báo trước của chúng tôi, cựu binh Trường tỏ ra khá bất ngờ. Bên bàn nước, chúng tôi tỏ lòng muốn được nghe câu chuyện về một thời hoa lửa, về nghị lực vươn lên làm giàu của cựu binh. Cựu binh Trường cười như được mở lòng.

Vốn được sinh ra trong gia đình đông anh em, lớn lên như bao chàng trai, cô gái khác, người thanh niên Lê Danh Trường với ngọn lửa sáng rực trong tim đã không ngần ngại đăng ký lên đường, góp sức cho Tổ quốc. Tháng 2/1979 Trường đóng quân tại biên giới Hà Giang, đến năm 1983 thì phục viên trở về địa phương. Sau những năm tháng đấu tranh gian khổ, thế nhưng như chia sẻ của cựu binh Trường thì cuộc chiến trên mặt trận chống “giặc đói” thời bình mới thực khó.

Xuất ngũ với 2 bàn tay trắng, đôi tay quen cầm súng đạn nay chuyển sang cầm quốc, cầm xẻng làm ra hạt lúa, hạt gạo đủ no càng khó. Với 3 sào ruộng, miếng ăn không đủ, người cựu binh nhiều đêm không ngủ, tính đủ phương cách. Từ lên đường ngược Bắc, vào Nam với đủ nghề bốc vác, phụ hồ, xe ôm... nhưng chẳng nghề nào phù hợp, cho thu nhập khá.

Trong những năm tháng bôn ba, sau khi phục viên, niềm vui cuối cùng cũng đến với anh. Năm 1988 cựu binh Lê Danh Trường đã bén duyên và kết hôn với chị Lê Thị Lài - một bông hoa rừng của miền xuôi, xã Hoằng Đức. Tình yêu đơm hoa rồi kết trái với đứa con đầu lòng sau đó ít lâu. Bên cạnh niềm vui gia đình thì gánh nặng kinh tế chưa bao giờ lớn như lúc này. Câu hỏi phải làm gì để có thu nhập cho vợ, cho con bớt khổ luôn thôi thúc cựu binh Trường phải nghĩ. Và rồi, trong một ngày mưa tầm tã, anh Trường ra đồng đánh được rất nhiều cá. Nhìn khu đồng hoang, một ý nghĩ chợt lóe lên “tại sao không làm giàu trên chính mảnh đất nhiều cá và có thể trồng nhiều cây như thế này nhỉ?!”.

Không lâu sau đó, đề xuất thuê thầu lại khu đồng hoang để cải tạo phát triển trang trại được cựu binh Trường bắt đầu. Vụ 1, vụ 2 thành công đến với người cựu binh, thế nhưng một lần tham đầu tư lớn vào cá, vào cây cối đã khiến gia đình trắng tay. Cựu binh Trường thở dài, “Do không am hiểu kinh nghiệm nuôi cá, liều lượng bỏ phân cho cây nên không lâu sau những thành công là thời khắc cá chết, cây không cho quả và vốn liếng gần như trắng tay, bắt đầu với cái danh hộ nghèo ngoài ý muốn”.

Mô hình VAC mỗi năm cho thu nhập tiền tỷ của cựu binh Lê Danh Trường.

Chỉ còn biết bỏ sức để tiếp tục chăm bón cây, giống cá thì đầu tư dần dần, trời đã không phụ người có công. Vừa may, thời điểm này cựu binh Lê Danh Trường được tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH - chi nhánh huyện Hoằng Hóa. Số tiền không nhiều nhưng vào thời điểm bấy giờ vô cùng quý giá với cựu binh. Sau khi có vốn trong tay, cựu binh quyết tâm làm lại từ đầu. Ngày cuốc đất trồng cây, đêm đêm đào ao thả cá. Đến nay, sau hơn 20 năm quy hoạch đầu tư, sau nguồn vốn vay NHCSXH khu vườn của ông có 3.000 gốc chuối; 300 gốc bưởi Diễn; 100 gốc mít Thái; cả trăm bọng ong nuôi; 3 ha ao nuôi thả cá; và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động nông thôn.

Cựu binh Trường cho biết, mình chăn nuôi, trồng trọt theo hình thức sạch nên sản phẩm thu hoạch đều rất được thị trường ưu tiên lựa chọn. Hầu như, thương lái trong vùng đều tìm đến mình để thu mua. Trong khi bà con chăn nuôi lợn, trâu bò đang gặp khó khăn thì cựu binh Trường vẫn đang có thu nhập khủng lên tới trên dưới cả tỷ đồng/năm. Nhận định về nguồn vốn vay NHCSXH dành cho mình, cựu binh Trường tỏ bày: Nguồn vốn từ NHCSXH thực không lớn nhưng nó lại kịp thời, đúng đối tượng nên có tác động “kích cầu” việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn rất cao. Bên cạnh đó, sự chu đáo đến từ các tổ chức hội, các tổ TK&VV, nhất là tổ của Cựu chiến binh đã đem lại hiệu quả lớn, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho những người cựu binh nói riêng, người dân địa phương nói chung.

Sơn Đình



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]