(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Từng có những dự án được kỳ vọng, song ngành nông nghiệp cho đến nay vẫn là ngành có tỷ lệ doanh nghiệp tham gia đầu tư thấp. Toàn tỉnh hiện chỉ có khoảng 700 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nhưng có tới 95% trong số đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những dự án nông nghiệp bị ‘lãng quên’ (Bài 2): Khó khăn trong việc kêu gọi nhà đầu tư

(VH&ĐS) Từng có những dự án được kỳ vọng, song ngành nông nghiệp cho đến nay vẫn là ngành có tỷ lệ doanh nghiệp tham gia đầu tư thấp. Toàn tỉnh hiện chỉ có khoảng 700 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nhưng có tới 95% trong số đó là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhiều dự án nằm trên giấy

Trong kỳ 1 của loạt bài Những dự án nông nghiệp bị “lãng quên” - Hàng loạt dự án mang theo kỳ vọng, tính riêng từ năm 2011 tới nay, Thanh Hóa có hàng chục dự án do Sở NN&PTNT kêu gọi đầu tư, đó là chưa kể các dự án cấp huyện, thị xã, thành phố. Với đa dạng quy mô lớn, nhỏ và thuộc tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản... các dự án này đã chú trọng tới khâu liên kết giữa sản xuất và chế biến, tiêu thụ, hướng đến một ngành nông nghiệp hiện đại và hợp xu thế phát triển.

Tuy nhiên, ngoại trừ một số dự án, tiêu biểu như Dự án phát triển chăn nuôi bò sữa đến nay đã thu được kết quả nhất định thì các dự án khác như xay xát, chế biến lúa gạo; phát triển và tiêu thụ vùng rau quả an toàn; phát triển vùng nguyên liệu khoai lang xuất khẩu; phát triển vùng nguyên liệu và chế biến sản phẩm từ cây cói; phát triển vùng nguyên liệu chế biến sản phẩm từ cây luồng; sản xuất đồ gỗ gia dụng cao cấp xuất khẩu và tiêu dùng nội địa hay dự án đầu tư xây dựng tổ hợp chăn nuôi khép kín từ khâu ấp trứng, chăn nuôi đến chế biến và tiêu thụ... vẫn chưa kêu gọi được doanh nghiệp bắt tay vào làm một cách bài bản, quy mô.

Theo tìm hiểu của phóng viên tại một số địa phương nằm trên địa bàn xây dựng dự án, chính quyền cho rằng các dự án này đã “lạc hậu”, còn người dân thì không hề hay biết. Huyện nông thôn mới Yên Định, là địa bàn chiếm tỷ lệ dự án khá cao trong số các dự án nông nghiệp được Sở NN&PTNT kêu gọi đầu tư từ năm 2011, cho đến nay chưa một dự án nào đi vào triển khai. Ông Trịnh Xuân Quý - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Định cho biết: Dự án bảo quản, chế biến và xay xát gạo tại xã Định Hưng mới chỉ dừng ở khâu tìm mặt bằng nhưng do quá gần khu dân cư nên vẫn đang bỏ ngỏ; Dự án khôi phục làng nghề sản xuất và chế biến rau cải lê xã Yên Thái hay Dự án khôi phục sản xuất tương truyền thống làng Ái xã Định Hải, một trong số đó dù đã được bảo hộ thương hiệu song đến nay vẫn không thu hút được nhà đầu tư...

Không khác so với Yên Định, đại diện lãnh đạo phòng NN&PTNT huyện Triệu Sơn cho rằng những dự án có liên quan đến huyện với vai trò là địa bàn cung cấp nguyên liệu như dự án phát triển vùng nguyên liệu và chế biến ngô theo hướng hàng hóa; dự án đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu và chế biến sản phẩm rau, quả xuất khẩu... đã “lạc hậu”. Bởi trên thực tế, những dự án này dù đã được kêu gọi đầu tư từ rất lâu nhưng đến nay vẫn “bặt vô âm tín”.

Tại sao doanh nghiệp e dè?

Khi được hỏi về những khó khăn trong khâu kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, các địa phương đều cho rằng hiện nay doanh nghiệp vẫn đang còn tâm lý e dè. Dù đã có định hướng rõ ràng và thêm nhiều nỗ lực song đến nay tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đa số là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, nhiều doanh nghiệp phát triển lên từ hộ gia đình. Điều dễ thấy, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa hấp dẫn các doanh nghiệp bởi yếu tố quay vòng vốn chậm, lợi nhuận thu được không nhanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường...

Bản thân ngành nông nghiệp của tỉnh nói chung và các địa phương nói riêng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Trong đó quan trọng nhất là tốc độ tích tụ ruộng đất diễn ra chậm, diện tích sản xuất manh mún. Tại nhiều nơi, quá trình tích tụ ruộng đất mới chỉ dừng ở mức độ người dân tự dồn điền đổi thửa theo nhu cầu sử dụng, các Hợp tác xã nông nghiệp thuê lại đất của dân hoặc diện tích mặt nước manh mún được giao khoán lại cho 1 số hộ.... Vấn đề hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn thiếu và yếu, đặc biệt là khu vực các huyện miền núi. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp còn nặng tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào yếu tố nguồn lao động và thời tiết dẫn đến tình trạng bất ổn định...

Theo ông Trịnh Xuân Quý - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Định, còn có nguyên nhân khác đó là cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp chưa có đặc thù riêng; công tác quản lý nhà nước cũng như bảo hộ sản phẩm cho người dân cũng chưa thực sự rõ ràng... Và theo ông cần phải “mạnh tay hơn, cụ thể hơn” thì mới có thể cải thiện tình hình thu hút đầu tư vào nông nghiệp trong thời gian tới.

Những năm qua với sự xuất hiện của các “ông lớn” trong ngành nông nghiệp đã và đang làm thay đổi phần nào diện mạo nông nghiệp Thanh Hóa, gắn nông nghiệp với công nghệ cao và lấy doanh nghiệp làm trọng tâm. Song những tồn tại nêu trên vẫn đang là lực cản cản trở sự phát triển của ngành nông nghiệp, kết quả đạt được trong thu hút đầu tư vẫn chưa được như mong đợi.

Nguyên Mai



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]