(vhds.baothanhhoa.vn) - Để người dân mở rộng đầu tư sản xuất, chăn nuôi theo chuỗi giá trị, có thị trường tiêu thụ ổn định, tính bền vững cao, nhiều địa phương ở Thanh Hóa đã có chính sách khuyến khích phù hợp, xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi theo hướng phát triển con nuôi chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển con nuôi chủ lực

Để người dân mở rộng đầu tư sản xuất, chăn nuôi theo chuỗi giá trị, có thị trường tiêu thụ ổn định, tính bền vững cao, nhiều địa phương ở Thanh Hóa đã có chính sách khuyến khích phù hợp, xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi theo hướng phát triển con nuôi chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện 27/27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn được những loại con chủ lực, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và trình độ sản xuất của người dân để tập trung phát triển thành sản phẩm hàng hóa. Đến nay, toàn tỉnh có 10.120 con bò sữa, 70.200 con bò thịt chất lượng cao, đàn lợn ngoại hướng nạc đạt 653.828 con, con nuôi đặc sản khoảng 2.168.000 con... Những kết quả bước đầu về phát triển đàn vật nuôi chủ lực cho thấy Thanh Hóa đã có những hướng đi đúng đắn, hiệu quả.

Tại huyện Quảng Xương, các chủ trang trại chăn nuôi tập trung được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, xây dựng mô hình chăn nuôi theo chuỗi. Nhiều trang trại đã được đầu tư cơ bản theo hướng hiện đại qua các khâu sản xuất, như con giống, chăm sóc con nuôi. Huyện cũng đã xây dựng và thực hiện nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi, như: Hỗ trợ 200 triệu đồng cho xây dựng trang trại quy mô nhỏ, 400 triệu đồng cho trang trại quy mô vừa và 600 triệu đồng cho trang trại quy mô lớn, hỗ trợ 40% giá trị mua giống lợn ngoại... Đến nay, toàn huyện có 102 trang trại quy mô lớn, trong đó có 58 trang trại được UBND huyện chứng nhận kinh tế trang trại. Các trang trại trên địa bàn huyện Quảng Xương chủ yếu là chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Nhiều trang trại trên địa bàn đã đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi kết hợp với hầm, bể biogas, bảo đảm vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, các trang trại, gia trại còn góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động với thu nhập bình quân 3,5-4,5 triệu đồng/người/tháng. Điển hình trong phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn là xã Quảng Phong có 10 trang trại chăn nuôi gia súc quy mô lớn thu nhập hơn 1 tỷ đồng/trang trại/năm; xã Quảng Hợp có 4 trang trại chăn nuôi gia súc quy mô lớn theo mô hình liên kết thu nhập hơn 1 tỷ đồng/trang trại/năm.

Phát triển đàn lợn theo hướng trang trại ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị.

Huyện Nga Sơn đã lựa chọn dê là con nuôi chủ lực trong lộ trình phát triển và thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Thời gian qua, huyện đã hỗ trợ xây dựng các mô hình chăn nuôi dê, trong đó có hỗ trợ con giống từ chương trình phát triển chăn nuôi nông hộ, chương trình xây dựng nông thôn mới, mô hình cải tạo đàn dê theo chương trình hỗ trợ giống dê ngoại Boer của Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi thuộc Sở NN&PTNT, mở các lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi dê... Nhờ đó, mô hình chăn nuôi dê ngày càng được mở rộng, hiện đàn dê trên địa bàn huyện đạt 7.300 con.

Ông Mai Văn Công - Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Nga Sơn, cho biết: “Nuôi dê mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân. Do đó, huyện đã chủ trương phát triển dê trở thành con nuôi chủ lực và nhân rộng mô hình nuôi dê thương phẩm ra toàn huyện. Để nâng cao giá trị kinh tế cho đàn dê, UBND huyện đã khuyến khích các địa phương tuyển chọn đàn dê đực giống có chất lượng nhằm cải tạo đàn dê địa phương và phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, từ đó tạo được nguồn cung dê thương phẩm ổn định và phát triển thương hiệu dê Nga Sơn gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm”.

Được biết, trên địa tỉnh hiện nay đối với lĩnh vực chăn nuôi đã ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo bằng tinh phân giới tính cho bò sữa, thụ tinh nhân tạo nâng cao tầm vóc đàn bò thịt (tỷ lệ bò lai đạt 63%). Đồng thời đưa các giống vật nuôi mới vào sản xuất; xây dựng các mô hình trang trại chăn nuôi tập trung, áp dụng hệ thống chuồng kín, nuôi sàn, điều hòa độ ẩm và nhiệt độ, xử lý chất thải và kiểm soát dịch bệnh theo hướng an toàn dịch bệnh.

Với mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, vùng chăn nuôi trâu đạt 200 nghìn con, vùng chăn nuôi bò sữa 50 nghìn con, vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao 70,5 nghìn con, vùng chăn nuôi lợn hướng nạc 780 nghìn con, vùng chăn nuôi gà lông màu 10 triệu con, đàn lợn 1,2 triệu con... Trong thời gian tới, các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân chủ trương, định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh để người dân có kế hoạch lựa chọn các loại con nuôi phù hợp với phát triển sản xuất. Thực hiện các chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai để tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi đầu tư phát triển các con nuôi chủ lực theo hướng tập trung, quy mô lớn, gắn với xây dựng chuỗi giá trị. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các chính sách chăn nuôi, trong đó tập trung phát phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị gia tăng cho từng ngành hàng chăn nuôi, áp dụng mô hình sản xuất theo hợp đồng và xây dựng cụm chăn nuôi công nghiệp, liên kết chặt chẽ với chế biến thực phẩm. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn bền vững; tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]