(vhds.baothanhhoa.vn) - “Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh, tạo thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa, thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao” được xác định là một trong những giải pháp quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển nông nghiệp quy mô lớn

“Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên canh, tạo thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa, thúc đẩy liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao” được xác định là một trong những giải pháp quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thanh Hóa.

Những mô hình nông nghiệp quy mô lớn hiệu quả

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Thanh Hóa, đến nay các địa phương trong tỉnh đã thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành và phát triển được 17 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cấp tỉnh và hơn 55 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cấp huyện, xã. Điển hình, như vùng sản xuất giống lúa thuần, lúa lai F1, sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh tại các huyện Thọ Xuân, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Quảng Xương; vùng sản xuất chuyên canh các loại cây rau màu, ngô ngọt, bí, đậu tương, rau cải chân vịt, hành lá tại các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Hoằng Hóa; vùng chăn nuôi bò sữa tập trung tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân, Như Thanh;...

Những năm qua, xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc), đã “đánh thức” tiềm năng, lợi thế nhờ công tác quy hoạch, khôi phục thương hiệu từ cây sâm báo. Ông Trịnh Văn Sáu - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hùng phấn khởi: Những năm gần đây, người dân hiểu được giá trị và nhu cầu sử dụng sâm báo ngày càng nhiều. Đã có không ít người dân trong xã mạnh dạn đầu tư nhân giống, ươm trồng Sâm Báo. Sau khoảng 9 - 10 tháng hoàn toàn có thể thu hoạch được trên dưới 10 tạ Sâm. Với giá bán lẻ giao động từ 500.000 - 600.000 đồng/kg thì thu nhập ước tính rơi vào khoảng 500 triệu đồng/vụ. Hiện toàn xã đã có 6 ha trồng loại cây sâm báo. Xã đang có dự tính sẽ tiếp tục mở rộng diện tích cây sâm báo từ nguồn đất công ích và đất dưới chân đồi.

Trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc đã hình thành được 7 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, với tổng diện tích 2.500 ha. Theo chia sẻ của ông Lê Văn Tiến - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Lộc, huyện đã tập trung đẩy mạnh tích tụ đất đai, chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang những loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần hình thành được những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Thực tế cho thấy, sản xuất tập trung, quy mô lớn sẽ thuận lợi hơn trong việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ và áp dụng khoa học - kỹ thuật, năng suất cao hơn từ 22-25% trở lên, hiệu quả kinh tế cao hơn bình quân từ 1,2-1,5 lần trở lên so với sản xuất truyền thống. Trong đó, vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung doanh thu 450-500 triệu đồng/ha, cao hơn từ 5-8 lần so với sản xuất truyền thống.

Tại huyện Hoằng Hóa, theo ông Lê Trọng Hòa - Phó phòng NN&PTNT huyện cho biết: Nhờ tích tụ ruộng đất, trên địa bàn huyện đã dần hình thành những mô hình như: Nuôi tôm thẻ trong bể tròn nổi có mái che ở xã Hoằng Hà, Hoằng Yến; trồng dưa, rau sạch các loại ở xã Hoằng Đạt, Hoằng Đạo; nuôi đông trùng hạ thảo ở xã Hoằng Thanh, Hoằng Hải. Bên cạnh đó huyện đã xây dựng được vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao ở 27 xã, với tổng diện tích 3.250 ha; năng suất lúa bình quân trong vùng thâm canh đạt 72 tạ/ha. Vùng trồng cây khoai tây liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, với tổng diện tích 301,2 ha, năng suất 18,2 tấn/ha, giá trị đạt 122,4 triệu đồng/ha/vụ. Việc đẩy mạnh tích tụ đất đai đã giúp toàn huyện thực hiện được 176 mô hình tích tụ ruộng đất sản xuất với quy mô từ 1 ha trở lên/1 mô hình.

Mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn tại huyện Hoằng Hóa đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Có thể khẳng định rằng, việc xây dựng, hình thành các vùng sản xuất tập trung đã và đang góp phần đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh, giao kế hoạch cho các địa phương, năm 2020, tích tụ khoảng 10.790 ha đất sản xuất. Đáng nói, trong kế hoạch tích tụ cho sản xuất nói trên, sẽ có khoảng gần 2.500 ha được hỗ trợ kinh phí để phát triển các mô hình sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao với tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến hơn 31,5 tỷ đồng.

Tạo đòn bẩy cho nông nghiệp phát triển

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND ngày 4/3/2020 về việc phê duyệt kế hoạch hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2020. Theo đó, tổng diện tích đất tích tụ được hỗ trợ đợt này là 2.494,4 ha. Trước đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11/1/2019 về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tại Quảng Xương, ông Nguyễn Văn Hải, cán bộ phòng NN&PTNT huyện, cho biết: Ngay sau khi có Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11/1/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, huyện Quảng Xương đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Theo đó, huyện đã tập trung rà soát, định hướng, hình thành vùng sản xuất các sản phẩm chủ lực và có lợi thế ở các xã, thị trấn và xác định đây chính là khâu đột phá trong sản xuất nông nghiệp cả trước mắt, cũng như lâu dài. Bên cạnh đó, huyện tập trung tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân về việc thực hiện tích tụ ruộng đất... Tính đến nay, toàn huyện đã thực hiện tích tụ, tập trung được gần 500 ha đất sản xuất nông nghiệp. Đã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được nhân rộng, như: Vùng sản xuất rau an toàn tập trung theo hướng VietGAP trên 30 ha ở các xã Quảng Lưu, Quảng Yên, thị trấn Tân Phong; vùng trồng rau, quả, rau thủy canh trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao ở xã Quảng Hợp, Quảng Lưu, thị trấn Tân Phong,... với quy mô trên 30.000m2...

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT: Sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trên địa bàn tỉnh đang đi rất đúng hướng, có quy hoạch bài bản, hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa và lượng sản phẩm lớn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là các địa phương cần quản lý quy hoạch, sản xuất theo nhu cầu thị trường, tránh tình trạng phá rào quy hoạch, phát triển ồ ạt dẫn đến mất cân bằng cán cân cung cầu; tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ...

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]