(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Quan Sơn đã tăng cường xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển doanh nghiệp,... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quan Sơn nỗ lực thành lập doanh nghiệp mới

Những năm qua, huyện Quan Sơn đã tăng cường xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển doanh nghiệp,... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Với quan điểm phát triển doanh nghiệp không chỉ đảm bảo số lượng mà phải gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, huyện Quan Sơn tập trung các giải pháp đối thoại, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp và nâng cao năng lực quản trị cho các chủ doanh nghiệp. Định kỳ 2 tuần, huyện tổ chức tư vấn đối với các doanh nghiệp đang tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp đang gặp khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh; các hộ kinh doanh, chủ trang trại có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp; hợp tác xã có nhu cầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp để tuyên truyền về chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp của Nhà nước, tư vấn về quy định, thủ tục kê khai thuế, việc chấp hành các quy định trong hoạt động để phát triển bền vững...

Theo ông Lê Thế Anh - Tổ trưởng Tổ phát triển doanh nghiệp huyện Quan Sơn: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 34 doanh nghiệp đang hoạt động và 109 cơ sở chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các cơ sở này đang tạo việc làm cho gần 1.000 lao động, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Trong quá trình thu hút đầu tư đã xuất hiện nhiều công ty mạnh dạn đầu tư vốn vào vùng đất khó, ví như Công ty CP Bamboo Life, trụ sở chính tại huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã đầu tư 50 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, máy móc để sản xuất các sản phẩm: Tấm lót đường, ván sàn, tăm xiên, đồ nội thất... từ tre, nứa, luồng, vầu. Mỗi tháng, xưởng chế biến từ 750 - 1.000 tấn nguyên liệu, cho doanh thu khoảng 2 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 35 lao động với thu nhập từ 4,5 đến 10 triệu đồng/người/tháng.

Nhà máy chế biến nguyên liệu của Công ty CP Ngọc Sơn tại xã Trung Hạ (Quan Sơn), hứa hẹn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

Tại xã Trung Hạ cũng đã được quy hoạch cụm công nghiệp (CCN) có diện tích 20 ha. Ông Hà Văn Nghị - Chủ tịch UBND xã, cho biết: Cuối năm 2018, CCN này đã thu hút được Công ty CP Ngọc Sơn Thanh Hóa thuê đất đầu tư nhà máy chế biến nguyên liệu với quy mô 3 ha. Đơn vị này đang thực hiện các thủ tục liên quan để triển khai dự án. Cùng với việc xây dựng nhà máy, Công ty CP Ngọc Sơn Thanh Hóa cũng đã đứng ra hỗ trợ bà con nhân dân 2 xã Tam Lư, Tam Thanh hoàn thành các tiêu chí kỹ thuật để cấp chứng chỉ FSC đủ điều kiện xuất khẩu cho hơn 3.000 ha rừng vầu, luồng, nứa, mở ra cơ hội tiêu thụ với sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao cho vùng nguyên liệu nơi đây. Công ty CP Ngọc Sơn Thanh Hóa còn xúc tiến xây dựng 2-3 cơ sở sơ chế lâm sản tại chỗ ở mỗi xã, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu cho bà con nông dân.

Quan Sơn vốn là huyện có lợi thế về nguyên liệu từ diện tích rừng sản xuất lớn. Những năm gần đây, huyện đã quan tâm thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng cho vùng nguyên liệu và tạo thêm nhiều việc làm cho đồng bào các dân tộc trên địa huyện. Ông Lê Thế Anh - Tổ trưởng Tổ phát triển doanh nghiệp UBND huyện Quan Sơn, cho biết thêm: "Với vai trò, trách nhiệm là cơ quan tham mưu cho UBND huyện trong việc thu hút, kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp vào các CCN, chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu cho huyện tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư. Đồng thời ưu tiên, bố trí mặt bằng phù hợp để các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là các nhà đầu tư có chiến lược lâu dài về các lĩnh vực cơ khí, điện tử, dệt may, vật liệu xây dựng chất lượng cao, gỗ gia dụng...; chú trọng thu hút các dự án có quy mô lớn công nghệ cao, đưa các dự án sử dụng nhiều lao động về địa phương".

Yến Vy


Yến Vy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]