(vhds.baothanhhoa.vn) - Với đặc thù là thành phố biển đang trên đà phát triển, địa bàn vừa được mở rộng thêm các phường, xã đan xen, đây vừa là thuận lợi đồng thời cũng là khó khăn trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại TP Sầm Sơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sầm Sơn đẩy mạnh chất lượng sinh hoạt tổ tiết kiệm và vay vốn

Với đặc thù là thành phố biển đang trên đà phát triển, địa bàn vừa được mở rộng thêm các phường, xã đan xen, đây vừa là thuận lợi đồng thời cũng là khó khăn trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại TP Sầm Sơn.

Xác định, để thay đổi nhận thức người dân, nguồn vốn vay được truyền tải có hiệu quả, lãnh đạo, cán bộ NHCSXH TP Sầm Sơn đã đưa ra nhiều phương pháp đổi mới trong cách thức triển khai, công tác tuyên truyền, phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể... Cụ thể, để khắc phục được những hạn chế, vướng mắc trên cần sự quan tâm, chung tay vào cuộc của cấp ủy chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức chính trị, đoàn thể trong công tác bình xét, kiểm tra; đồng thời chú trọng, nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ.

Nhấn mạnh về việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ ông Nguyễn Quang Hưng - Giám đốc NHCSXH TP Sầm Sơn khẳng định: Đây là “điểm sáng” trong việc nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) chính là đẩy mạnh cán bộ chính sách xuống gần dân hơn, hiểu để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Từ đó tạo ra mối quan hệ khăng khít, sự tin tưởng của người dân với vốn vay, với cán bộ ngân hàng. Đồng thời, đây cũng là giải pháp tăng cường giám sát, kiểm tra hiệu quả nguồn vốn vay.

Ông Nguyễn Quang Hưng - Giám đốc NHCSXH TP Sầm Sơn trực tiếp xuống dự buổi sinh hoạt tổ TK&VV.

Thông qua các buổi sinh hoạt tổ, những vướng mắc được đưa ra như: Nhiều người dân chưa hiểu đúng điều kiện, trách nhiệm của đối tượng vay vốn, họ chỉnghĩ mình là hộ nghèo thì được vay vốn, vay sử dụng như thế nào là quyền của mình, khi không có phương án sản xuất, phương án sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả thì lại gặp khó. Lúc này, vai trò của các tổ chức đoàn thể, cán bộ NHCSXH là rất quan trọng. Tại buổi sinh hoạt tổ, các phương án sẽ được đưa ra phân tích, đánh giá, lựa chọn về phương thức sản xuất phù hợp với từng địa bàn, từng hộ gia đình.

Với việc thực hành tiết kiệm, nhiều hộ dân thắc mắc tại sao đã là hộnghèo,phải vay lãi hàng tháng mà còn phải thực hành tiết kiệm? Lúc đó, vai trò của cán bộ chính sách phải trả lời cho người dân hiểu, thực hành tiết kiệm là trách nhiệm mà Đảng, Chính phủ giao cho NHCSXH để hướng dẫn đến người dân cách thức thực hành tiết kiệm. Đây sẽ là số tiền dùng để cuối chu kỳ người dân trả nợ. Ví dụ 1 tháng người dân tiết kiệm 100 nghìn đồng, thì 36 tháng vay vốn sẽ tiết kiệm được 3.600.000 nghìn đồng. 100 nghìn/tháng dù không lớn, nhưng một lúc đối với hộ nghèo là một khoản tương đối. Số tiền trên sẽ có hiệu quả khi hộ dân đau ốm, bệnh tật không thể trả lãi, số tiền sẽ được chuyển sang thay thế. Điển hình như Hội Nông dân xã Quảng Đại, với 57 hộ vay vốn, không có nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi đạt 99%, hàng tháng các tổ viên đều tích cực trong công tác tiết kiệm. Trung bình mỗi hộ tiết kiệm 80 nghìn đồng/tháng... đến nay, số tiền huy động tiết kiệm thông qua tổ đã đạt gần 100 triệu đồng.

Hay như, một số hộ dân là hộ khai thác đánh bắt thủy hải sản vốn chây ì trong công tác trả lãi, trả nợ. Thậm chí, nhiều hộ còn xúi giục các hộ khác đồng loạt không trả lãi, trả nợ... Lúc đó, công tác tuyên truyền, vận động là hết sức quan trọng. Nói như ông Hưng, nhiều khi cán bộ ngân hàng phải xuống hộ dân vận động, uống nước chè tâm tư hết lần này đến lần khác, hộ dân mới chịu trả...

Để chất lượng trong sinh hoạt tổ được nâng lên, ông Nguyễn Quang Hưng - Giám đốc NHCSXH TP Sầm Sơn khẳng định: Công tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cũng hết sức cần thiết. Năm 2017, đầu 2018, NHCSXH TP Sầm Sơn đã mở lớp tập huấn nghiệp vụ cho 180 tổ TK&VV, 28 tổ chức hội đoàn thể trên tinh thần “cầm tay chỉ việc”. Tính đến hết tháng 2/2018, Ngân hàng CSXH TP Sầm Sơn đã triển khai 11 chương trìnhtín dụng, tổng dư nợ đạt 179.773,49 triệu đồng/ 7.733 hộ vay vốn. Riêng tiết kiệm thông qua tổ TK&VV đạt gần 12 tỷ đồng, với 6.500 hộ tham gia, trong đó có hơn 3.000 hộ có mức tiết kiệm từ 100 nghìn đồng trở lên.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]